Các tin tức tại MEDlatec
Giãn dây chằng cổ chân: Nguyên nhân và những triệu chứng dễ nhận biết
- 26/05/2023 | Đứt dây chằng chéo sau - Bệnh hiếm gặp cần lưu ý gì để tránh “sự cố” này khi chơi thể thao
- 01/11/2024 | Bị giãn dây chằng vai nên làm gì?
- 04/11/2024 | Biểu hiện đau dây chằng khi mang thai: Đâu là dấu hiệu mẹ cần lưu ý?
- 26/11/2024 | Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà và những lưu ý khác
- 12/12/2024 | Rách dây chằng chéo trước có tự lành không và lời khuyên từ chuyên gia
1. Tìm hiểu chung về giãn dây chằng cổ chân
Giãn dây chằng cổ chân là tình trạng dây chằng tại vùng cổ chân bị kéo giãn, gây phù nề và có thể khiến các khớp lệch khỏi vị trí ban đầu. Trong đó, dây chằng mắt cá chân dễ bị giãn trước lực tác động từ bên ngoài, di chuyển sai tư thế dẫn đến tổn thương.
Giãn dây chằng cổ chân khiến hoạt động di chuyển bị ảnh hưởng
Tình trạng giãn dây chằng cổ chân có thể khiến mọi người gặp khó khăn khi đi lại, vận động. Để hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bị giãn dây chằng cần đi khám, điều trị từ sớm ngay khi bắt đầu biểu hiện triệu chứng.
2. Nguyên nhân gây giãn dây chằng khớp cổ chân
Giãn dây chằng nói chung hay giãn dây chằng cổ chân nói riêng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể:
- Do bị vấp ngã: Trong quá trình tập thể dục, di chuyển trên bề mặt gồ ghề, chân tiếp đất bất ngờ, sai tư thế khiến dây chằng cổ chân bị giãn.
- Chơi thể thao cường độ cao, không đúng kỹ thuật: Khi thực nghiệm những môn thể thao như bóng rổ, quần vợt, bóng đá,... có thể khiến dây chằng tại nhiều khu vực trên cơ thể bị giãn.
- Lao động nặng nhọc, sai tư thế: Bê vật nặng thường xuyên, vận động sai tư thế dễ làm dây chằng bị căng giãn quá mức.
- Chấn thương do tai nạn giao thông: Tai nạn giao thông có thể dẫn đến chấn thương dây chằng cổ chân.
Chấn thương cổ chân do bị vấp ngã dễ ảnh hưởng đến hệ thống dây chằng
3. Triệu chứng cho thấy dây chằng cổ chân bị giãn
Chức năng chính của hệ thống dây chằng là giúp cố định khớp. Khi bị giãn dây chằng khớp cổ chân, người bệnh thường biểu hiện những triệu chứng như:
- Đau nhói khớp cổ chân: Khiến người bệnh gặp khó khăn khi phải di chuyển, các khớp đôi khi còn bị tê. Cơn đau có thể tạm thời thuyên giảm nhưng dễ tái phát, gây khó chịu.
- Cổ chân bị sưng to: Bên cạnh triệu chứng đau, giãn dây chằng cổ chân còn gây tình trạng sưng tấy. Khi đó, bề mặt da quanh khu vực khớp hay bị bầm tím, đây là dấu hiệu của hiện tượng chảy máu trong. Kèm theo dấu hiệu sưng tấy, cổ chân của người bệnh có thể bị nóng lên, khiến cơn đau thêm trầm trọng.
- Một số triệu chứng khác: Chẳng hạn như mất khả năng di chuyển, phát ra tiếng kêu trong khớp, khớp lỏng lẻo.
Dây chằng tại khu vực cổ chân bị giãn thường kèm theo triệu chứng đau nhói
Nếu nhận thấy những triệu chứng trên, bạn nên nhờ người đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra cụ thể, điều trị tránh biến chứng.
4. Giãn dây chằng cổ chân bao lâu thì khỏi?
Thời gian phục hồi khi bị giãn dây chằng cổ chân phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Cụ thể như:
- Nếu tổn thương ở mức độ nhẹ: Mặc dù đau nhưng người bệnh chưa bị ảnh hưởng đến khả năng đi lại. Sau khoảng 4 đến 6 tuần, dây chằng bị giãn sẽ dần phục hồi.
- Nếu tổn thương ở mức độ trung bình: Cổ chân có dấu hiệu sưng lớn, ảnh hưởng đến việc di chuyển, kèm theo đó là triệu chứng da bầm tím. Khoảng 4 đến 12 tuần, dây chằng cổ chân bị giãn có thể phục hồi.
- Nếu tổn thương ở mức độ nặng: Tình trạng tổn thương nặng khiến khớp cổ chân trở nên lỏng lẻo kèm theo triệu chứng sưng lớn, cơn đau có xu hướng kéo dài, khả năng di chuyển bị ảnh hưởng. Thời gian phục hồi lúc này thường là sau 12 tuần, với điều kiện người bệnh phải được điều trị.
Thời gian phục hồi sau khi bị chấn thương gây giãn dây chằng cổ chân thường từ 4 đến 12 tuần
Lưu ý rằng thời gian phục hồi ở từng người bị giãn dây chằng cổ chân không phải lúc nào cũng giống nhau. Phụ thuộc vào mức độ đáp ứng điều trị, tình trạng tổn thương dây chằng và khả năng tuân thủ điều trị thì tốc độ phục hồi của mỗi người bệnh có thể sẽ thay đổi.
5. Biện pháp điều trị giãn dây chằng cổ chân
5.1. Điều trị bằng thuốc
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị giãn dây chằng cổ chân sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Trong đó, những loại thuốc phổ biến dùng trong điều trị giãn dây chằng phải kể đến là thuốc Paracetamol, thuốc chống viêm giảm phù nề, thuốc chống viêm không Steroid,... Khi dùng thuốc, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian duy trì.
5.2. Tập vật lý trị liệu
Bên cạnh thùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp bài tập phục hồi giãn dây chằng cổ chân. Đây thực chất là tập vật lý trị liệu nhằm ngăn chặn tình trạng mô sẹo xuất hiện, phòng ngừa cứng khớp, giúp vùng dây chằng bị tổn thương phục hồi nhanh hơn.
Tập vật lý trị liệu đúng cách giúp ngăn chặn hiện tượng cứng khớp
Tuy vậy, để đảm bảo hiệu quả, tránh chấn thương không đáng có, quá trình tập vật lý trị liệu cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Thông thường nếu tổn thương dây chằng không quá nghiêm trọng thì sau khoảng 3 đến 6 tuần tập vật lý trị liệu, người bệnh sẽ dần phục hồi. Còn nếu như dây chằng bị giãn nghiêm trọng, thời gian phục hồi thường lâu hơn.
Trong khi tập vật lý trị liệu, bạn nên thao tác theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bị chấn thương trong quá trình tập hoặc nhận thấy triệu chứng khác thường, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân, tìm cách xử lý kịp thời.
5.3. Phẫu thuật
Không phải bệnh nhân nào bị giãn dây chằng cổ chân cũng có thể phẫu thuật. Phương pháp này chủ yếu được chỉ định khi việc dùng thuốc, tập vật lý trị liệu không còn mang lại hiệu quả.
Ngoài ra với dạng tổn thương dây chằng kèm theo biến chứng gãy xương, cấu trúc xương bị biến dạng, phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc. Biện pháp phẫu thuật chỉ định cụ thể cần dựa theo tình trạng tổn thương, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh.
Giãn dây chằng cổ chân không phải tình trạng bệnh lý quá đáng lo nếu mọi người kịp thời phát hiện, điều trị sớm. Do vậy, khi bị chấn thương hoặc nhận thấy cổ chân xuất hiện biểu hiện khác thường, bạn nên đi kiểm tra để được bác sĩ tư vấn hướng dẫn cách thức điều trị. Nếu băn khoăn chưa biết nên đi khám ở cơ sở y tế nào, bạn có thể yên tâm lựa chọn chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày lịch sử phát triển gần 30 năm. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!