Tin tức

Rách dây chằng chéo trước có tự lành không và lời khuyên từ chuyên gia

Ngày 12/12/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Dây chằng chéo trước giúp khớp gối vững chắc hơn. Khi dây chằng này bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng, rách sụn chêm và thậm chí là gây thoái hóa khớp gối. Vậy rách dây chằng chéo trước có tự lành không và cần điều trị như thế nào?

1. Rách dây chằng chéo trước là như thế nào?

Đứt hay rách dây chằng chéo trước là tình trạng đầu gối của người bệnh bị tác động mạnh khiến cho một phần dây chằng chéo trước bị rách hay đứt một phần, trong trường hợp nghiêm trọng có thể đứt hoàn toàn.

Trước khi giải đáp thắc mắc rách dây chằng chéo trước có tự lành không và mất bao lâu thì lành, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu cơ bản về loại dây chằng này và những triệu chứng có thể xảy ra khi chúng bị tổn thương. 

Dây chằng chéo trước bị rách khi bạn tập luyện thể

Dây chằng chéo trước bị rách khi bạn tập luyện thể 

Dây chằng chéo trước có vai trò liên kết với xương đùi và xương ống chân giúp cho khớp gối vững vàng và xương chày không bị lệch ra trước hay xoay vào trong. Ở những trường hợp bị tổn thương dây chằng chéo trước, bệnh nhân thường phải đối mặt với tình trạng tổn thương cùng lúc với một số cấu trúc khác như các dây chằng bên cạnh và sụn chêm. 

Nữ giới có khung xương chậu lớn nên xương đùi và xương chày dễ kết hợp thành một góc lớn hơn và khiến cho dây chằng chéo gặp nhiều áp lực, dễ bị chấn thương, nhất là khi thực hiện những hoạt động xoắn. Đây cũng chính là lý do khiến nữ giới có nguy cơ bị rách dây chằng chéo cao hơn nam. 

Thông thường các trường hợp bị rách dây chằng chéo trước là do đầu gối bị vặn quá mức, chẳng hạn như khi chân của bạn tiếp đất trong một tư thế nhảy, cả người bị xoay theo hướng ngược lại, thay đổi hướng đi đột ngột khi đang chạy, dừng lại gấp khi đang chạy nhanh. Một nguyên nhân khác cũng rất phổ biến gây ra rách dây chằng chéo trước là do bị va chạm mạnh. Đây là tình huống rất phổ biến ở những người tham gia các môn thể thao có tính đối kháng, có cường độ vận động mạnh, đặc biệt là bóng đá, quần vợt và bóng chuyền. 

Khi bị rách dây chằng chéo trước, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như sau: 

- Xảy ra những cơn đau vùng khớp gối. 

- Ngay tại thời điểm dây chằng bị đứt, khớp gối của người bệnh có thể xuất hiện những âm thanh “lục cục”. 

- Nếu bạn bị đứt dây chằng chéo trước khi đang chơi thể thao hoặc đi bộ, bạn sẽ không thể tiếp tục thực hiện những hoạt động này được nữa. Sau khoảng 1 đến 2 tiếng xảy ra tổn thương, khớp gối của bệnh nhân sẽ bị sưng phù, đầu gối khó có thể mở rộng. Thậm chí, gần như không thể chuyển động đầu gối. 

2. Rách dây chằng chéo trước nguy hiểm ra sao?

Rách dây chằng chéo trước có thể khiến cho những tổn thương ở khớp gối nghiêm trọng hơn. Tình trạng này khiến khớp gối lỏng lẻo hơn, đồng thời tăng nguy cơ rách sụn chêm. 

Khi rách dây chằng chéo trước, sụn lót Teflon đầu gối cũng dễ bị tổn thương. Đó cũng chính là lý do khiến khớp gối bị tăng nguy cơ thoái hóa. Vấn đề này rất nghiêm trọng vì nó có thể làm suy giảm khả năng vận động của bệnh nhân.

3. Rách dây chằng chéo trước có tự lành không? 

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc “rách dây chằng chéo trước có tự lành không”. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào đưa ra câu trả lời chính xác cho mọi trường hợp vì điều này còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của mỗi người bệnh. 

Khi có những biểu hiện nghi ngờ đứt dây chằng chéo trước, bệnh nhân cần được đưa đi khám. Trước hết, bác sĩ sẽ quan sát vùng đầu gối xem có hiện tượng sưng phù, bầm tím hay biến dạng khớp gối không. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện chụp X-quang đầu gối hay chụp cộng hưởng từ để xác định rõ tổn thương và đưa ra phác đồ điều trị. 

Nếu người bệnh chỉ bị rách một phần dây chằng chéo thì có thể hoãn thời gian phẫu thuật để xem tổn thương này có thể tự phục hồi hay không. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân không có nhu cầu vận động mạnh, đã lớn tuổi và không có biểu hiện đầu gối mất vững thì thường không có chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, với những trường hợp dây chằng chéo trước bị đứt hoàn toàn, bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật.

Bác sĩ thường ít đưa ra chỉ định mổ với những bệnh nhân lớn tuổi

Bác sĩ thường ít đưa ra chỉ định mổ với những bệnh nhân lớn tuổi

Thông thường, dây chằng đã rách không thể tự lành mà sau khoảng 3 tháng thì nó có thể sửa chữa tổn thương bằng cách tạo thành mô xơ. Lúc này, chức năng của chúng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, người bệnh gặp khó khăn khi vận động, cần phải dùng nạng để tránh gây áp lực lên vùng đầu gối đang bị tổn thương hoặc đeo nẹp để hỗ trợ và giữ ổn định đầu gối. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tập vật lý trị liệu để giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn, sớm phục hồi phạm vi chuyển động. 

4. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Sau mổ dây chằng chéo, bệnh nhân có thể cần ở lại bệnh viện khoảng vài ngày để theo dõi. Khi xuất viện, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh một số lưu ý chăm sóc sau mổ như sau:

- Người bệnh nên nghỉ ngơi và nên để tư thế nằm nên kê cao chân.

- Chú ý vệ sinh vết mổ. Khoảng 4 ngày sau mổ, bạn có thể tắm. Tuy nhiên, cần lưu ý băng kín vết thương và không để nước thấm vào vết mổ. Nhà vệ sinh thường trơn ướt nên bạn cần di chuyển cẩn thận để tránh nguy cơ té ngã. 

- Tập đi bằng nạng, đeo nẹp đầu gối.

- Bạn cũng nên đến phòng vật lý trị liệu để có thể phục hồi hiệu quả sau chấn thương. 

Vật lý trị liệu để sớm hồi phục

Vật lý trị liệu để sớm hồi phục 

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên bổ sung nhiều canxi để giúp cho xương chắc khỏe, bổ sung các loại thực phẩm có chứa Omega-3 để và vitamin C để phòng ngừa viêm nhiễm, tăng sức đề kháng. 

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “rách dây chằng chéo trước có tự lành không”, cần điều trị thế nào và chăm sóc vết mổ ra sao. Nếu còn có thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám xương khớp, mời quý khách liên hệ đến Chuyên khoa Cơ xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ