Các tin tức tại MEDlatec
Góc giải đáp: HCT là gì? Những ai nên thực hiện xét nghiệm HCT?
- 02/11/2021 | Bật mí những chất dinh dưỡng giúp tăng lượng hồng cầu trong máu
- 29/09/2021 | Thiếu hồng cầu có nguy hiểm không và các vấn đề liên quan
- 24/11/2021 | Những loại thực phẩm giúp tăng hồng cầu bạn không nên bỏ lỡ
- 11/09/2021 | Góc giải đáp: Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu?
1. Chỉ số HCT là gì?
Đối với thắc mắc chỉ số HCT là gì? Các chuyên gia giải đáp như sau:
- Chỉ số HCT hay còn được gọi là Hematocrit là chỉ số nhận biết tỷ lệ hồng cầu trong thể tích máu toàn phần. Tùy theo giới tính và độ tuổi mà chỉ số HCT ở mỗi người sẽ khác nhau. Cụ thể là:
HCT là chỉ số đánh giá tỷ lệ hồng cầu trong máu
+ Đối với những trường hợp dưới 15 tuổi, chỉ số HCT bình thường cần đạt 35% đến 39%.
+ Đối với những trường hợp người trường thành, chỉ số HCT bình thường cần đạt từ 45% đến 52% ở nam và đạt từ 37% đến 48% ở nữ.
Xét nghiệm máu chính là phương pháp giúp các bác sĩ có thể đánh giá chính xác về chỉ số HCT. Khi thực hiện loại xét nghiệm này, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn. Đây là một xét nghiệm rất ít nguy cơ rủi ro, vì thế, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện loại xét nghiệm này.
Tùy theo giới tính và độ tuổi mà chỉ số HCT ở mỗi người sẽ khác nhau
Sau khi xét nghiệm máu, bệnh nhân thường chỉ bị đau rất nhẹ hoặc một vài trường hợp có thể bị bầm tím tại chỗ kim đâm vào để lấy máu. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường biến mất chỉ sau vài ngày. Một số trường hợp khác có thể cảm thấy hơi choáng và chóng mặt sau khi lấy máu.
2. Ý nghĩa của chỉ số HCT là gì? Những ai nên thực hiện xét nghiệm HCT?
Ý nghĩa chỉ số HCT là gì là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Bạn không nên chủ quan dù chỉ số HCT cao hay thấp. Vì sự bất thường của chỉ số HCT chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo về một số bệnh lý nghiêm trọng.
-
Nếu chỉ số HCT thấp hơn bình thường
Chỉ số HCT thấp có thể là do bệnh tan máu bẩm sinh
Chỉ số HCT thấp có thể là do một trong những nguyên nhân dưới đây:
+ Do thiếu máu hoặc mất máu
+ Người mắc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.
+ Phụ nữ đang mang thai.
+ Người bệnh bị thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất, nhất là sắt, và một số loại vitamin nhóm B như vitamin B12, B9,…
+ Một số trường hợp mắc các bệnh về tuyến giáp cũng có thể dẫn tới chỉ số HCT trong máu thấp.
+ Các trường hợp mắc bệnh thận.
+ Bệnh nhân bị rối loạn tủy xương.
+ Bệnh nhân bị đa u tủy
+ Bệnh nhân ung thư bước sang giai đoạn di căn đến tủy.
+ Tình trạng thừa nước trong cơ thể.
+ Do người bệnh bị ốm lâu ngày dẫn đến tình trạng bạch cầu tăng.
+ Một số bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc mắc phải các bệnh như bệnh bạch cầu, ung thư hạch.
-
Nếu chỉ số HCT trong máu cao hơn bình thường
Khi cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu quá mức thì chỉ số HCT có thể tăng cao. Nguyên nhân có thể là do những vấn đề sau:
+ Bệnh nhân đang trong tình trạng mất nước.
+Bệnh nhân mắc phải bệnh đa hồng cầu. Đây là căn bệnh rất hiếm gặp, là tình trạng rối loạn máu khiến cho cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu.
+ Người bệnh bị rối loạn dị ứng.
+ Người thường xuyên hút thuốc lá.
+ Trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
+ Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.
+ Những người sống ở vùng núi cao.
+ Các trường hợp bị giảm lưu lượng máu chẳng hạn như bị sốt, tiêu chảy,…
+ Bệnh nhân bị ngộ độc carbon monoxide
Chỉ số HCT rất quan trọng và không thể thiếu khi thực hiện khám sức khỏe tổng quát, nhưng để đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác. Việc xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sớm đồng thời lên phác đồ điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe và tránh được những nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
3. Phải làm gì để chỉ số HCT về mức ổn định?
Để đưa chỉ số HCT về mức ổn định, điều quan trọng nhất là điều trị dứt điểm các nguyên nhân, bệnh lý dẫn tới chỉ số HCT tăng hay giảm bất thường. Người bệnh cần lưu ý, tuân thủ tuyệt đối các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc trong quá trình điều trị. Không tự ý mua thuốc điều trị để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.
Nên ăn uống đủ dưỡng chất để cân bằng chỉ số HCT
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần áp dụng một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng. Đặc biệt nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp dinh dưỡng giúp cơ thể sớm được hồi phục. Đồng thời tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn. Sau khi hồi phục, vẫn nên duy trì chế độ ăn khoa học để mang lại những lợi ích sức khỏe tốt nhất.
Ngoài ra, mỗi chúng ta cũng cần duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh chẳng hạn như thói quen tập thể dục mỗi ngày. Tập thể dục chính là cách rèn luyện sức khỏe tốt nhất. Không những vậy, tập thể dục cũng giúp tinh thần bạn được thoải mái, vui vẻ hơn. Bên cạnh đó, bạn nên tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, loại bỏ những thói quen gây hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia, hay làm việc trong môi trường thiếu oxy,…
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số HCT là gì, chỉ số HCT có ý nghĩa như thế nào và phải làm sao để ổn định chỉ số HCT. Nếu có thắc mắc hoặc mong muốn được kiểm tra chỉ số HCT cũng như một số vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC hỗ trợ chi tiết và đặt lịch khám sớm cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!