Các tin tức tại MEDlatec
Hậu quả của tiêu chảy cấp nguy hiểm như thế nào?
- 30/04/2022 | Tổng hợp những cách trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả
- 24/04/2022 | Mách bạn những cách dùng cây cỏ sữa trị tiêu chảy cực nhạy
- 19/04/2022 | Đau bụng tiêu chảy - nguyên nhân và cách xử lý an toàn
Tiêu chảy cấp gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
1. Tìm hiểu về bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài ra phân lỏng, phân chứa nhiều nước hoặc chỉ toàn nước, số lần đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày nhưng phân sền sệt thì không được tình là tiêu chảy.
Bất kỳ ai đều có nguy cơ bị tiêu chảy. Thành phần nước trong phân càng cao thì tình trạng tiêu chảy càng nặng. Khi mắc tình trạng này, trẻ em có nguy cơ tử vong cao hơn người lớn do cơ thể trẻ bị mất nước rất nhanh.
Bệnh tiêu chảy thường tự khỏi sau 1 - 2 ngày mà không cần chế độ điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp bị tiêu chảy nặng do không được điều trị kịp thời dẫn tới mất nước quá nhiều hoặc có các triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.
Nguyên nhân gây tiêu chảy
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này khá đa dạng, vì thế có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn.
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn là sự xâm nhập của các loại vi khuẩn như Campylobacter, Escherichia coli, Salmonella, Shigella,... từ các loại đồ uống, thức ăn. Ngoài ra, tiêu chảy cũng do các loại virus như Norwalk, Cytomegalo, Rota, Herpes,... và các loại ký sinh trùng như Cryptosporidium, Giardia lamblia, Entamoeba histolytica gây ra.
Còn đối với nguyên nhân không nhiễm khuẩn gây ra, bệnh tiêu chảy là do cơ địa của một số người khá yếu. Chẳng hạn, không hấp thu được một số thành phần trong thức ăn, dị ứng thức ăn. Ngoài ra, tiêu chảy còn đến từ tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc cho người cao huyết áp,... Ngoài ra, các vấn đề về tiêu hoá như bệnh viêm ruột, bệnh đường tiêu hoá cũng tạo điều kiện cho tiêu chảy xuất hiện.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy
Biểu hiện của tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp gồm các biểu hiện dưới đây. Khi phát hiện, bệnh nhân cần được được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt:
-
Có cảm giác đầy bụng, sôi bụng.
-
Đi ngoài nhiều lần, trên 4 lần/ngày, đi ngoài phân lỏng, càng về sau phân càng nhiều nước.
-
Nôn nhiều, lúc mới đầu nôn ra các thức ăn, về sau nôn ra dung dịch màu vàng nhạt hoặc chỉ có nước.
-
Toàn thân mệt mỏi, kiệt sức, có thể kèm theo chuột rút.
-
Có các biểu hiện của mất nước như: khát nước, da khô, khuôn mặt hốc hác, mạch đập nhanh, chân tay lạnh, tiểu tiện ít,...
2. Hậu quả của tiêu chảy cấp
Nếu không được điều trị kịp thời, tiêu chảy cấp có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm.
Mất nước
Biểu hiện của tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng nhiều lần, vì thế khiến lượng nước và khoáng chất trong cơ thể bị hao hụt nhiều. Như chúng ta đã biết, nước chiếm đến 75% khối lượng cơ thể, vì thế khi cơ thể thiếu nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Có thể nhận biết cơ thể mất nước qua các biểu hiện như: khát nước, khô da, da nhăn nheo, miệng khô khốc, huyết áp giảm, đứng không vững,... Để có thể cải thiện tình trạng này, bạn cần phải uống nước nhiều hơn bình thường hoặc bổ sung nước từ các loại hoa quả.
Cơ thể mất nước là một trong những hậu quả nguy hiểm của tiêu chảy cấp
Mất cân bằng điện giải
Chất điện giải có vai trò quan trọng đối với các hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng tiêu chảy khiến cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn các chất điện giải như: magie, natri, kali, canxi, cacbonat, clorua,... Khi đó, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu gặp vấn đề và hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Chức năng não bộ bị ảnh hưởng
Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ gặp phải tình trạng tiêu chảy thì chức năng não bộ của thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, phụ nữ khi mang thai cần chú ý chăm sóc về mọi mặt và kể các sức khỏe đường ruột.
Suy dinh dưỡng
Tiêu chảy kéo dài có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do tiêu chảy gây ức chế và làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Vì thế, khi bị tiêu chảy, người bệnh cần chú trọng hơn vào việc bổ sung dinh dưỡng trong các bữa ăn. Những thực phẩm người bệnh nên ăn như: thịt gà, thịt lợn, khoai tây, cà rốt, cá, sữa chua, dầu thực vật.
Hãy bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng do tiêu chảy gây ra
Suy giảm chức năng của các cơ quan bên trong
Tiêu chảy cấp có thể làm suy giảm các hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn, tiêu chảy có thể dẫn tới suy thận từ đó giảm khả năng bài tiết nước tiểu. Ngoài ra, tiêu chảy còn khiến nồng độ axit trong máu tăng lên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị hôn mê.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn ai cũng đã biết được hậu quả của tiêu chảy cấp đến sức khỏe người bệnh nguy hiểm như thế nào. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan trước tình trạng này, cần can thiệp điều trị sớm để tránh để lại các biến chứng không mong muốn.
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của tiêu chảy cấp, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Trong đó, khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ y khoa uy tín hàng đầu trong lĩnh vực khám chữa các bệnh lý đường tiêu hóa. Không chỉ quy tụ các chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao mà bệnh viện còn có hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình thăm khám, điều trị.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám, xin vui lòng liên hệ MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!