Tin tức
Đau bụng tiêu chảy - nguyên nhân và cách xử lý an toàn
- 16/02/2022 | Nguyên nhân tiêu chảy ở người lớn và cách điều trị, chăm sóc bệnh nhân
- 10/12/2021 | Mách bạn nguyên nhân đau bụng trên rốn và cách giải quyết hiệu quả nhất
- 31/03/2022 | Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh dữ dội và cách xử lý
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng tiêu chảy là gì?
1.1. Như thế nào là đau bụng tiêu chảy?
Đau bụng tiêu chảy là hiện tượng nhiều người gặp phải khi bị ngộ độc thực phẩm
Đau bụng tiêu chảy khiến cho cơ thể gặp phải một số biểu hiện khác như:
- Sau khi ăn xong có cảm giác bị đau thắt bụng và đại tiện phân lỏng kèm dịch nhầy.
- Đi ngoài phân lỏng nhiều lần gây nóng rát hậu môn.
- Buồn nôn, nôn, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi.
- Chán ăn, mệt mỏi, ăn vào đến đâu đi ngoài đến đó.
1.2. Nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng tiêu chảy?
Hiện tượng đau bụng tiêu chảy có thế xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Ngộ độc thực phẩm
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều người bị đau bụng, tiêu chảy. Do đưa vào cơ thể các loại thức ăn không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn, ôi thiu hoặc chứa chất phụ gia độc hại sẽ gây ra tình trạng đau bụng xung quanh rốn, dưới rốn hoặc phía trên rốn kèm theo cảm giác buồn đi ngoài, tiêu chảy nhiều lần.
- Bị đại tràng co thắt
Những người bị đại tràng co thắt cũng thường xuyên gặp hiện tượng đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, nếu ăn quá nhiều đồ chiên xào, cay nóng, sẽ làm cho dạ dày và cơ ruột già bị kích thích, cơ co thắt ở đường ruột hoạt động mạnh và kéo dài hơn nên thức ăn di chuyển nhanh hơn trong đường ruột và gây ra tình trạng này.
- Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng gây ra các tổn thương, viêm loét ở niêm mạc đại tràng. Do đó, khi thức ăn di chuyển đến ổ viêm nó sẽ khiến cho đại tràng bị kích thích và kết quả là bị tiêu chảy, đau bụng.
- Bệnh viêm loét dạ dày
Viêm nhiễm, loét ở lớp lót dạ dày sẽ gây nên tình trạng đau bụng đi ngoài kèm hiện tượng buồn nôn, đầy hơi, đau bụng âm ỉ vào lúc đói,...
Tổn thương do viêm loét dạ dày gây nên hiện tượng đau bụng âm ỉ và tiêu chảy
- Trong ngày hành kinh
Phụ nữ trong những ngày đèn đỏ cũng rất dễ bị đau bụng tiêu chảy. Điều này được lý giải rằng, vào những ngày ấy, có một loại hóa chất mang tên Prostaglandin được sinh ra để kích thích cho tử cung co bóp tống máu ra ngoài. Điều đáng nói là chính hoạt chất ấy cũng làm tác động đến đường ruột nên nó sinh ra cơn co thắt và đau bụng tiêu chảy.
- Bị viêm ruột thừa
Người bị viêm ruột thừa thường có triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sốt cao, đau ở quanh rốn một cách âm ỉ, buồn nôn,...
- Bệnh Celiac
Đây là tình trạng không thể dung nạp gluten xảy ra ở nhiều người và có thể trở thành nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy. Người bệnh có thể bị đau bụng tiêu chảy ngay sau khi ăn thực phẩm chứa quá nhiều gluten như: lúa mì, mì căn, lúa mạch đen, trứng, nước soda,…
2. Nên làm gì khi bị đau bụng tiêu chảy?
Nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy trên 3 ngày hoặc hiện tượng này ngày càng trở nên nghiêm trọng trong 24 giờ hoặc có các triệu chứng sau kèm theo thì cần đến gặp bác sĩ tiêu hóa ngay:
- Buồn nôn và nôn với tần suất nhiều.
- Sốt trên 38 độ C.
- Đi ngoài có máu trong phân.
- Ăn vào nhưng không thể giữ được thức ăn.
- Bị khát hoặc khô miệng quá mức.
- Mất khả năng nhìn hoặc nói.
- Mất ý thức, rối loạn tâm thần.
- Co giật.
- Da và mắt bị vàng.
- Bộ phận sinh dục có hiện tượng sưng tấy.
Bị tiêu chảy, đau bụng kéo dài cần khám bác sĩ tiêu hóa để tìm nguyên nhân và điều trị tích cực
Những trường hợp này khi thăm khám, trước tiên sẽ được bác sĩ hỏi về các triệu chứng đang gặp phải, tiền sử sức khỏe, chế độ ăn uống và lối sống. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu cấy phân tại phòng thí nghiệm để kiểm tra sự có mặt của virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra khác để có cơ sở chẩn đoán chính xác hơn như:
- Nội soi dạ dày thực quản và tá tràng để kiểm tra viêm loét hoặc dấu hiệu bệnh Celiac.
- Nội soi đại tràng để kiểm tra dấu hiệu tổn thương, bệnh tật.
- Chụp X-quang đường tiêu hóa để kiểm tra vật cản đường ruột cũng như các tình trạng khác.
Nếu đau bụng tiêu chảy xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ căn cứ trên từng trường hợp cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Với những trường hợp bị các hiện tượng này có căn nguyên từ căng thẳng hay yếu tố ngoài bệnh lý thì bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp khắc phục tại nhà.
Điều trị y khoa cần dựa vào nguyên nhân gây nên triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Ví dụ như:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, trong đó có cả ngộ độc thực phẩm sẽ dùng kháng sinh để chữa trị.
- Dùng thuốc dị ứng (khi cần thiết).
- Đau bụng và tiêu chảy do tâm lý sẽ dùng thuốc chống trầm cảm.
- Điều trị PMS sẽ dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Điều trị ký sinh trùng sẽ dùng thuốc chống ký sinh trùng.
Với các trường hợp có thể khắc phục tại nhà, trước tiên người bệnh cần uống nhiều nước nhưng tránh bia rượu và caffeine. Cho đến khi nhu động ruột trở nên đều đặn hơn mới nên ăn một lượng nhỏ thức ăn dễ tiêu hóa và ít chất xơ.
Người bệnh cần tránh các loại thực phẩm cay nóng, giàu chất xơ và chất béo bởi chúng dễ làm cho tình trạng viêm của hệ tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bổ sung Probiotics cũng giúp hệ tiêu hóa sớm được chữa lành. Sữa chua rất giàu Probiotics nên cần ưu tiên sử dụng.
Nói tóm lại, nguyên nhân gây đau bụng, tiêu chảy không ai giống ai và bản thân chúng ta không thể biết chính xác tại sao mình bị như vậy. Vì thế, không nên chủ quan trước hiện tượng này. Hãy ghi nhớ các trường hợp được chúng tôi cảnh báo trên đây để gặp bác sĩ chuyên khoa tìm hướng xử trí càng sớm càng tốt, có như vậy bạn mới bảo vệ an toàn được cho sức khỏe của mình.
Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ y khoa uy tín hàng đầu trong lĩnh vực khám chữa các bệnh lý đường tiêu hóa. Nếu bạn đang bị đau bụng, tiêu chảy, hãy đến trực tiếp bệnh viện hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56. Đội ngũ chuyên gia y tế và bác sĩ của bệnh viện sẽ cho bạn biết làm thế nào là phù hợp và an toàn với trường hợp mà bạn đang gặp phải.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!