Các tin tức tại MEDlatec
Hay bị chuột rút thì liệu có phải bị bệnh gì nguy hiểm không?
- 12/12/2020 | Bà bầu bị chuột rút bắp chân và cách phòng ngừa
- 12/12/2020 | Bệnh chuột rút xảy ra là do thiếu chất gì và cách xử lý
- 12/12/2020 | Cách xử lý và phòng tránh hiện tượng chuột rút ngón chân
1. Hay bị chuột rút nguyên nhân do đâu?
Trước hết cần nhận biết, tình trạng của bạn có đúng là bị chuột rút hay không? Chuột rút có thể gặp phải ở bất cứ nhóm cơ nào trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp nhất là cơ bắp chân do chịu áp lực và ảnh hưởng nhiều từ tư thế làm việc, vận động cũng như áp lực của cơ thể. Khi chuột rút xảy ra, bạn sẽ cảm thấy cơn co mạnh gây thắt chặt các cơ, đôi khi nhìn thấy rõ vùng cơ cứng nổi hẳn trên bề mặt da.
Chuột rút là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải
Cùng với đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội ở bắp thịt, khiến họ không thể cử động được bộ phận đó. Chuột rút thường xảy ra khoảng vài giây đến vài phút, sau đó triệu chứng đau đớn sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn. Chuột rút có thể xảy ra trong khi vận động hoặc sau đó, đôi khi xuất hiện cả khi người bệnh đang ngủ say khiến họ tỉnh giấc. Mọi lứa tuổi đều có thể bị chuột rút, song người trưởng thành, nhất là người trên 60 tuổi và phụ nữ mang thai là dễ mắc phải nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cơn co thắt cơ đột ngột này, có thể kể tới như:
Vận động với cường độ cao kéo dài
Việc vận động đột ngột, vận động với cường độ cao kéo dài đều khiến cơ bắp phải gắng sức dẫn đến mệt mỏi. Tình trạng này thường gặp ở vận động viên thể thao, người phải vận động quá sức với các động tác không thường xuyên. Nguyên nhân do vận động quá sức gây mỏi cơ, acid lactic bị tích trong bắp thịt làm giảm truyền tín hiệu giữa thần kinh và cơ bắp, hậu quả là chứng chuột rút.
Hoạt động quá mức là nguyên nhân gây ra chuột rút
Nếu do nguyên nhân này, chuột rút có thể xảy ra trong hoặc sau khi vận động. Đôi khi sau khi vận động quá sức nhiều giờ, tình trạng chuột rút mới xảy ra. Khu vực cơ thường bị là các bắp thịt lớn như đùi và bắp chân.
Chấn thương cơ
Khi cơ bị chấn thương, chúng có xu hướng co thắt lại nhằm giảm thiểu chuyển động, hạn chế chấn thương nhiều hơn. Cơ chế tự bảo vệ này của cơ thể chính là nguyên nhân gây chuột rút sau khi chấn thương cơ do vận động hoặc tai nạn.
Mỏi cơ
Khi nằm, đứng hoặc ngồi một tư thế trong thời gian quá dài, bạn cũng có thể bị chuột rút. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, song người lớn tuổi là dễ gặp nhất. Tình trạng chuột rút do mỏi cơ khá dễ cải thiện, thường xuyên thay đổi tư thế, xoa bóp làm mềm cơ,… sẽ có tác dụng tốt.
Thiếu hụt Natri
Natri là chất dinh dưỡng quan trọng, có trong dịch cơ thể ngoài tế bào. Sự thiếu hụt Natri do chế độ ăn hoặc do bệnh lý sẽ khiến cơ thể mất nước và bị chuột rút. Ngoài ra, các bệnh lý như xơ gan gây tích tụ dịch trong khoang bụng hoặc quá trình chạy thận cũng gây ra biến chứng chuột rút.
Thiếu hụt Canxi và Magie
Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai do nhu cầu dinh dưỡng với 2 chất này tăng lên song chế độ ăn không cung cấp đủ. Khi hàm lượng Magie và canxi trong máu thấp, hoạt động của mô thần kinh và các cơ cũng chịu ảnh hưởng, dễ dẫn đến chuột rút ở cơ bắp tay, cổ tay và chân.
Chứng chuột rút có thể gây chấn thương cho người mắc
Thiếu hụt Kali
Thiếu hụt Kali liên quan đến hoạt động của cơ, vì thế mà người có hàm lượng Kali trong máu thấp dễ gặp phải tình trạng chuột rút hơn.
Mất nước
Mất nước có thể do nguyên nhân khách quan như hoạt động quá lâu và kéo dài trong thời tiết nóng bức, cơ thể ra nhiều mồ hôi song không bổ sung đủ bằng nước và chất điện giải. Đôi khi do sốt cao, nôn mửa nhiều, tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và cũng dẫn đến tình trạng chuột rút.
Do ảnh hưởng của thai kỳ
Lý do khiến tình trạng chuột rút rất phổ biến ở phụ nữ mang thai là bởi nhiều thay đổi về hormone, cân nặng cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng cao lên trong thai kỳ. Đặc biệt phụ nữ mang thai dễ bị thiếu hụt các khoáng chất như magie, photpho, canxi,… Bên cạnh đó, thai nhi lớn nhất là ở những tháng cuối thai kỳ dễ gây chèn ép lên mạch máu ở chi dưới, cơ và xương phải chịu áp lực lớn hơn từ trọng lượng cơ thể nên dễ nhức mỏi hơn.
Bệnh lý
Các bệnh lý làm rối loạn tuần hoàn và lưu thông máu như: bệnh thiếu máu, bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch, suy thận,… đều có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc điều trị khiến người bệnh bị chuột rút như: thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, thuốc trị bệnh làm giảm nồng độ Magie và Kali kéo dài,…
Xác định được nguyên nhân gây chuột rút sẽ giúp người bệnh phòng ngừa và cải thiện bệnh tốt hơn.
2. Hay bị chuột rút có đáng lo không?
Nhìn chung đa phần các trường hợp chuột rút không đáng lo ngại, bằng biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ có thể phòng ngừa và giảm thiểu bệnh. Tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp chuột rút nặng, là dấu hiệu bệnh lý sau đây:
-
Vùng bị chuột rút có tình trạng sưng tấy, đỏ ửng, thay đổi màu da.
-
Chuột rút kéo dài đi kèm với yếu cơ.
-
Đau đớn do chuột rút khiến người bệnh không thể chịu nổi và không được cải thiện dù được chăm sóc, xoa bóp, chườm ấm,…
-
Chuột rút vào ban đêm xảy ra thường xuyên gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Nếu chuột rút xảy ra khi người bệnh đang hoạt động, tập thể thao như: đang bơi, đang lái xe, đang chạy bộ, đang điều khiển máy móc,… có thể gây tai nạn. Vì thế không nên chủ quan nếu chuột rút thường xuyên xảy ra, hãy tăng cường vận động, khởi động kĩ càng trước khi luyện tập để tránh tai nạn do chuột rút.
Hầu hết trường hợp bị chuột rút sẽ được cải thiện bằng chăm sóc và luyện tập
Như vậy, hay bị chuột rút thường không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không giúp bạn cải thiện vấn đề, hãy tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị tốt hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!