Các tin tức tại MEDlatec
Ho có đờm lâu ngày và những bệnh lý đáng lo ngại
- 06/10/2020 | Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc ho
- 28/09/2020 | Khi nào thì bị ho dị ứng và cách điều trị
- 28/09/2020 | Ho lâu ngày mãi không khỏi phải làm sao?
1. Cảnh báo những bệnh lý liên quan
Ho có đờm lâu ngày là phản ứng ho kèm theo đờm khi bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài. Đờm là chất tiết của đường hô hấp bao gồm: bạch cầu, hồng cầu, mủ, vi khuẩn, bụi bẩn,… Nếu chất này tích tụ nhiều ở cổ họng hoặc hóc mũi sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, vì chúng gây kích thích phản xạ ho. Nhiều trường hợp còn bị khó thở do dịch tiết ở cổ họng quá nhiều nhưng không thể đào thải kịp thời ra bên ngoài.
Ho có đờm lâu ngày là phản ứng ho kèm theo đờm khi bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài
Khi những cơn ho có đờm lâu ngày càng trở nên trầm trọng thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
Lao phổi:
Phần lớn, những người mắc lao phổi đều xuất hiện triệu chứng ho có đờm kéo dài. Trong nhiều trường hợp, có thể bị ho ra máu, khó thở, đau tức ngực,… Ngoài ra còn bị suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, có thể gây suy hô hấp hoặc đe dọa đến tính mạng.
Ung thư phổi:
Theo thống kê thì có khoảng 65% người mắc ung thư phổi có dấu hiệu ho có đờm lâu ngày. Khi dịch đờm bị đẩy ra khỏi cổ họng thường sẽ có màu hồng hoặc đỏ nâu. Ngoài những cơn ho dai dẳng, người bệnh còn bị khản tiếng, đau họng, khó nuốt, đôi khi bị đau tức ngực,…
Người mắc ung thư phổi có thể xuất hiện các cơn ho có đờm dai dẳng
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, tàn phá nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì cơ hội sống sẽ ngày càng giảm.
Giãn phế quản:
Ngoài ra, trường hợp ho có đờm kéo dài cũng có thể gây nguy cơ bị giãn phế quản. Tình trạng này bao gồm hai thể bệnh là: thể khô và thể ướt. Nếu xuất hiện dấu hiệu ho ra máu, thì có thể người bệnh đang bị giãn phế quản thể khô. Đối với giãn phế quản thể ướt sẽ biểu hiện với các cơn ho có đờm kéo dài, đặc biệt đờm đặc kèm theo mủ gây cảm giác rất khó chịu ở cổ họng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể xuất hiện tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi. Khi ho, dịch đờm được đẩy ra ngoài thường có màu trắng. Đồng thời, người mắc bệnh còn biểu hiện xuất hiện các triệu chứng khác như: thở khò khè, khó thở, đau tức ngực,… Nếu không điều trị kịp thời có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến khả năng hô hấp.
Bệnh viêm đường hô hấp:
Những người mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: viêm amidan, viêm thanh quản,… có thể xuất hiện tình trạng ho có đờm kéo dài không khỏi. Vào ban ngày, dịch tiết có thể được đào thải ra ngoài hoặc bị nuốt trôi xuống hệ tiêu hóa. Ngược lại, khi nằm ngủ, lượng dịch nhầy tập trung nhiều ở phía sau cổ họng làm kích thích phản xạ ho. Do đó, người bệnh ho rất nhiều vào ban đêm dẫn đến tình trạng mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người mắc các bệnh viêm đường hô hấp đều xuất hiện những cơn ho có đờm dai dẳng
2. Nguyên nhân dẫn đến ho có đờm lâu ngày
Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, sẽ giúp bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Những cơn ho có đờm kéo dài dai dẳng thường do rất nhiều tác nhân, phổ biến như:
- Môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, hóa chất,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào lúc giao mùa, sẽ khiến nhiều người bị cảm cúm, cảm lạnh,… Tình trạng này làm tăng tiết dịch hô hấp, khiến họ có thể bị ho có đờm kéo dài.
- Hút thuốc lá quá nhiều sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi. Không chỉ vậy, người hút thuốc hay hít phải khói thuốc đều có nguy cơ bị ho có đờm lâu lâu ngày.
- Viêm mũi xoang kéo dài sẽ khiến dịch viêm chảy xuống phần sau họng, từ đó kích thích gây ho và dẫn đến tình trạng ho có đờm dai dẳng.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng khiến người bệnh xuất hiện các cơn ho có đờm dai dẳng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Các biện pháp điều trị
Nếu bị ho có đờm lâu ngày không khỏi, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp chấm dứt những cơn ho dai dẳng hiệu quả:
Sử dụng thuốc tây:
Một số loại thuốc thường dùng để điều trị ho có đờm kéo dài là: Terpin hydrat, Acetylcystein, kháng sinh các loại,… Trước khi sử dụng những loại thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Khi sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
Hút dịch đờm:
Nhằm rút ngắn thời gian điều trị và hỗ trợ loại bỏ dịch đờm ra ngoài, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng các loại máy như:
-
Máy hút đờm: Máy này có tác dụng hút sạch dịch đờm, chất nhầy trong cổ họng và xoang mũi, làm thông thoáng đường thở.
-
Máy khí dung: Là máy đưa thuốc vào cơ thể dưới hình thức các hạt sương rất nhỏ, giúp các thành phần thuốc thấm sâu và hấp thụ tốt vào cơ thể. Do đó, các triệu chứng ho có đờm sẽ được làm giảm
Bài thuốc dân gian:
Một số bài thuốc dân gian cũng được áp dụng, nhằm làm giảm bớt những cơn ho có đờm kéo dài. Người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm như: củ nghệ tươi, chanh, quất, gừng,… sau đó chế biến theo các công thức dân gian, nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm như củ nghệ tươi để hỗ trợ điều trị tình trạng ho có đờm kéo dài
Ho có đờm lâu ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị các cơn ho trở nên dễ dàng hơn. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!