Các tin tức tại MEDlatec
Hoá trị liệu trong điều trị ung thư - Những thông tin cần biết!
- 18/08/2022 | Giải đáp từ A-Z về liệu pháp hóa trị trong điều trị ung thư
- 27/09/2022 | Có thể kết hợp xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư không?
1. Hóa trị liệu là như thế nào?
Hiện nay, hóa trị liệu là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư. Mục đích chính của hóa trị liệu là sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phá hủy và gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Từ đó, hạn chế tình trạng xâm lấn, phát triển và di căn của tế bào ung thư tới các cơ quan xung quanh.
Hoá trị là phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh lý ung thư
2. Đánh giá phương pháp hoá trị liệu
Khi được sử dụng trong điều trị cho người bệnh, hoá trị liệu có những ưu - nhược điểm riêng biệt. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
Phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị ung thư, giảm các triệu chứng bệnh lý đối với người bệnh như đau nhức, chèn ép,… Từ đó giảm thiểu các ảnh hưởng của bệnh lý tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Nhược điểm
Bên cạnh hiệu quả điều trị, việc gây ra các tác dụng phụ đối với người bệnh là một hạn chế lớn nhất của phương pháp. Nguyên nhân chính là dưới tác dụng của thuốc hóa trị đặc hiệu, không chỉ các tế bào ung thư mà các tế bào khỏe mạnh cũng có thể bị ảnh hưởng.
2. Quá trình hoá trị liệu được diễn ra như thế nào?
Tùy vào tình trạng sức khỏe người bệnh và tình hình bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp hoá trị khác nhau.
Hoá trị liệu thông qua đường uống
Một số loại thuốc hoá trị sẽ được sử dụng qua đường uống để đưa vào cơ thể người bệnh. Thuốc có thể là dạng viên, lỏng hoặc dạng con nhộng. Sau khi người bệnh uống, thuốc được hấp thụ tại dạ dày.
Truyền tĩnh mạch
Phương pháp hoá trị truyền tĩnh mạch có thể mất từ vài phút đến vài giờ để thực hiện. Một vài trường hợp khác, thuốc sử dụng truyền tĩnh mạch cần kéo dài thời gian điều trị trong vài ngày hoặc vài tuần để đạt được hiệu quả.
Truyền tĩnh mạch trong quá trình hoá trị cho người bệnh
Tiêm dưới da
Theo các chuyên gia, với các thuốc hoá trị ở dạng sinh học việc tiêm dưới da sẽ giúp đưa thuốc vào cơ thể dễ dàng hơn. Kim tiêm được chuyển bị là loại mũi kim ngắn, không đi sâu vào lớp cơ.
Cách hoá trị này cũng được ưu tiên áp dụng với người bệnh có lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp.
Một số cách thức hóa trị liệu khác
-
Tiêm dưới bắp.
-
Hóa trị tại nội động mạch.
-
Bôi thuốc hóa trị dạng kem tại vị trí bị tổn thương. Cách thức này thường được sử dụng trong điều trị ung thư da.
-
Hóa trị đưa thuốc qua màng bụng, màng phổi.
4. Các tác dụng phụ của hóa trị liệu với cơ thể
Bên cạnh việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, hóa trị cũng gây ra các ảnh hưởng nhất định tới các tế bào khỏe mạnh khác của cơ thể. Chính vì vậy, khi sử dụng liệu pháp hóa trị liệu, bệnh nhân có thể đối mặt với các tác dụng phụ như sau:
Giảm lượng bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu của cơ thể
Theo các chuyên gia, các loại thuốc hóa trị có khả năng tác động tới các tế bào có tính chất phân chia và phát triển nhanh. Do đó, các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong cơ thể cũng là “đối tượng” dễ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Khi tình trạng này diễn ra, người bệnh thường có biểu hiện như thiếu máu, nhiễm trùng cơ thể do chất lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể dễ bị bầm tím,...
Rụng tóc
Khi hóa trị, da, tóc hay móng của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các tác động thường gặp nhất chính là rụng tóc, bong tróc da, gãy móng tay, sạm da,…
Rụng tóc là tình trạng người bệnh thực hiện hoá trị có thể gặp phải
Mệt mỏi, chán ăn
Dưới tác dụng của thuốc hóa trị, người bệnh điều trị ung thư thường xuyên phải đối mặt với trạng thái mệt mỏi, yếu sức, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa cũng sẽ chịu các gánh nặng khác nhau, gây ra tình trạng tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa.
Do đó, người bệnh cần được chăm sóc với khẩu phần ăn và chế độ nghỉ ngơi riêng.
5. Thời gian thực hiện điều trị hóa trị là bao lâu?
Thời gian thực hiện điều trị hóa trị liệu được căn cứ vào các yếu tố sau:;
-
Loại ung thư.
-
Tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh.
-
Mục đích điều trị đối với bệnh lý.
-
Phác đồ điều trị được xây dựng và hình thức thực hiện hóa trị.
-
Mức đáp ứng của người bệnh đối với phác đồ điều trị được xây dựng.
6. Những lưu ý khi thực hiện phương pháp hóa trị
Khi thực hiện phương pháp điều trị hóa trị liệu, cần lưu ý tới các vấn đề sau:
-
Người bệnh cần tuân theo các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Điều này giúp hiệu quả điều trị là tối ưu nhất.
-
Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh. Trong đó, người bệnh có thể tham khảo tới sự tư vấn của bác sĩ.
-
Luôn cố gắng giữ tinh thần thoải mái, lạc quan nhất có thể.
-
Quá trình hóa trị có thể khiến sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, do đó, người bệnh nên chú ý giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Điều này tránh được các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến phương pháp hóa trị liệu mà MEDLATEC muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Ung thư là bệnh lý nguy hiểm, gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. Do đó, mỗi người nên chủ động thực hiện thăm khám sức khỏe - tầm soát ung thư định kỳ nhằm sớm phát hiện bệnh lý và thực hiện điều trị.
Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ thực hiện tầm soát ung thư uy tín - chất lượng, bạn có thể tham khảo ngay dịch vụ tại Hệ thống Y tế của MEDLATEC. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng sự tiên tiến trong phương pháp thăm khám, hệ thống trang thiết bị hiện đại, tân tiến, Trung tâm Xét nghiệm đạt 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ),... MEDLATEC cam kết mang đến những dịch vụ tốt nhất và chính xác nhất cho khách hàng.
Để được tư vấn chi tiết hơn hoặc đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!