Các tin tức tại MEDlatec
Hội chứng tăng động giảm chú ý: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- 03/08/2022 | Hướng dẫn phụ huynh cách phân biệt tăng động và hiếu động ở trẻ
- 05/08/2022 | Những dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD
- 31/10/2023 | Top 4 tác dụng của niềng răng cho bạn tăng động lực chỉnh nha
- 17/11/2024 | Tăng động ở trẻ: Khi nào cần sự hỗ trợ của chuyên gia ?
- 17/03/2025 | Methylphenidate - Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý
1. Tìm hiểu về hội chứng tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder - ADHD) được biết đến như một dạng rối loạn phát triển thần kinh, chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nếu không chú ý điều trị can thiệp, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành. Người mắc phải hội chứng ADHD thường khó duy trì sự tập trung, dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát hành vi.
Về mặt phân loại, hội chứng tăng động giảm sự chú ý được chia thành 3 dạng chính, bao gồm:
- Giảm chú ý.
- Tăng động - xung động.
- Phối hợp (vừa tăng động và giảm chú ý).
Hội chứng tăng động giảm chú ý chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ
2. Nguyên nhân
Cho đến nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng tăng động giảm chú ý. Mặc dù vậy, phần đông các nhà khoa học đều cho rằng tình trạng rối loạn này có thể bị chi phối bởi yếu tố di truyền, chấn thương khi còn trong bụng mẹ, một số kích thích trong thai kỳ.
3. Triệu chứng nhận biết
Không khó để nhận biết một người có mắc hội chứng ADHD hay không thông qua một số nhóm triệu chứng đặc trưng như:
- Khó tập trung: Trẻ em hay người lớn mắc hội chứng ADHD dễ bị mất tập trung, khó chú tâm làm một việc gì đó. Khi học tập ở trường, trẻ khó bắt kịp bạn bè, hay quên bài, quên dụng cụ học tập.
- Tăng động hoặc hiếu động thái quá: Biểu hiện khá đặc trưng ở nhiều người mắc hội chứng tăng động giảm chú ý là tăng động thái quá. Cụ thể, họ nói rất nhiều, di chuyển qua lại liên tục, thiếu kiên nhẫn khi làm việc, khó giữ im lặng, thích xen vào chuyện của người khác.
- Dễ bốc đồng: Người mắc hội chứng ADHD có xu hướng thực hiện hành vi liều lĩnh, quậy phá thường xuyên, dễ nóng giận, khó kiểm soát cảm xúc.
- Một số triệu chứng khác: Gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp và bày tỏ cảm xúc. Điều này có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh, khiến người bệnh khó hòa nhập với cộng đồng.
Khó tập trung là dấu hiệu thường gặp ở trẻ mắc hội chứng ADHD
4. Mức độ nguy hiểm của hội chứng tăng động giảm chú ý
Hội chứng ADHD thường khởi phát ở trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ không chú ý phát hiện và tìm cách điều trị, hội chứng này có thể theo trẻ đến khi trưởng thành. Một số biến chứng về mặt tâm lý đối tượng này có nguy cơ gặp phải là rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn hành vi, khó hòa nhập với môi trường xung quanh,... ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ về sau.
Nếu không sớm điều trị, hội chứng ADHD sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành
5. Cách thức chẩn đoán
Để chẩn đoán hội chứng tăng động giảm sự chú ý, bác sĩ sẽ dựa trên lâm sàng và dựa vào đánh giá toàn diện về y tế, phát triển, giáo dục và tâm lý hoặc áp dụng Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5-TR cho ADHD.
Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5-TR bao gồm:
- 9 triệu chứng và dấu hiệu thiếu chú ý
- 9 triệu chứng hiếu động thái quá và bốc đồng.
Khi chẩn đoán dựa theo các tiêu chí này, cần có những yếu tố sau đây:
- Nhiều hơn hoặc bằng 6 triệu chứng, dấu hiệu từ một hoặc từng nhóm.
- Thời gian kéo dài các triệu chứng, dấu hiệu nhiều hơn hoặc bằng 6 tháng.
- Các triệu chứng và dấu hiệu xuất hiện rõ ràng nhưng không đúng với lứa tuổi của trẻ.
- Tình trạng này xảy ra ở ít nhất 2 trường hợp, ví dụ như nhà riêng và trường học.
- Thời điểm xuất hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng là trước 12 tuổi (ít nhất một vài triệu chứng).
- Tình trạng này gây trở lại cho các hoạt động thường ngày như khi ở nhà, trường học hoặc nơi làm việc.
Đặt câu hỏi cho chính người bệnh và so sánh với các tiêu chí đánh giá ADHD trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) sản xuất bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ. Sau đó so với thang đánh giá ADHD.
Thực tế, các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh không được áp dụng cho chẩn đoán hội chứng tăng động giảm chú ý. Việc bác sĩ chỉ định xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh chỉ có tác dụng loại trừ bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.
6. Các phương pháp điều trị
Liệu pháp tâm lý và dùng thuốc là hai hướng điều trị thường được chỉ định cho người bị mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
6.1. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Dưới đây là một số liệu pháp tâm lý thường được áp dụng khi điều trị tăng động giảm sự chú ý phổ biến:
- Giáo dục tâm lý: Giải thích cho trẻ hiểu về bệnh lý đang mắc phải, ảnh hưởng của bệnh lý đến đời sống về sau. Như vậy, trẻ sẽ không bỡ ngỡ với những phương pháp điều trị được áp dụng.
- Giáo dục kỹ năng xã hội: Hướng dẫn cho trẻ về cách ứng xử với mọi người xung quanh, điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh.
- Trị liệu hành vi: Tạo điều kiện và khuyến khích trẻ thực hiện hành vi tốt, đồng thời khen thưởng khi trẻ làm đúng để tạo động lực về sau.
- Liệu pháp điều chỉnh hành vi nhận thức: Giúp trẻ biết cách thay đổi lối suy nghĩ và hành xử theo đúng chuẩn mực xã hội.
Hầu hết trẻ mắc hội chứng ADHD đều phải can thiệp điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Ngoài ra, cha mẹ và người thân khác của trẻ cũng cần trau dồi kiến thức về tâm lý, cách trò chuyện để giúp trẻ điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp.
6.2. Điều trị bằng thuốc
Tuy rằng không giúp loại trừ triệu chứng vĩnh viễn nhưng việc dùng thuốc trong một số trường hợp có thể giúp tạm thời kiểm soát hành vi. Cụ thể, việc sử dụng thuốc sẽ giúp tăng cường sự tập trung, hạn chế triệu chứng tăng động hoặc bốc đồng thái quá. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc theo liều lượng và thời gian dùng phù hợp. Trong đó, hai nhóm thuốc phổ biến phải kể đến là:
- Thuốc hỗ trợ kích thích hệ thần kinh trung ương: Những loại thuốc này có hiệu quả cao với đối tượng trẻ bị mắc tăng động giảm chú ý. Sau khi sử dụng thuốc, một số loại hormone như Dopamine trong não sẽ được điều chỉnh.
- Thuốc không kích thích: Gồm Strattera và thuốc chống trầm cảm Nortriptyline. Các loại thuốc mà chủ yếu được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc kích thích thần kinh trung ương. Thời gian tác dụng của thuốc chỉ kéo dài trong 24 giờ.
Một số loại thuốc có thể kiểm soát tình trạng giảm chú ý, tăng động thái quá
Trong quá trình dùng thuốc, để có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ như đau đầu, nôn ói, choáng váng, rối loạn tiêu hóa,... Do vậy, người thân cần chú ý theo dõi biểu hiện người bệnh, thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu nhận thấy tác dụng phụ ngày càng nghiêm trọng.
Dễ thấy rằng hội chứng tăng động giảm chú ý tác động không nhỏ đến khả năng nhận thức, điều chỉnh hành vi. Tuy nhiên nếu kịp thời phát hiện và điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể hòa nhập cộng đồng, bắt kịp bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt, khi nhận thấy con em biểu hiện dấu hiệu tâm lý bất thường, bạn nên cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị từ sớm. Nếu chưa biết lựa chọn địa chỉ y tế nào uy tín, bạn hãy tìm đến chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến số tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!