Các tin tức tại MEDlatec

Hội chứng trái tim tan vỡ: dấu hiệu và cách điều trị

Ngày 31/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Hội chứng trái tim tan vỡ xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là thời điểm hậu Covid-19. Nhiều ca bệnh gặp nhiều tổn thương và tái phát nhiều lần do không thể phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ tìm ra triệu chứng cơ bản, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

1. Thế nào là hội chứng trái tim tan vỡ?

Bệnh Takotsubo, bệnh cơ tim hay còn gọi là hội chứng trái tim tan vỡ là một loại bệnh mang triệu chứng như cơn đau tim, xảy ra do căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều người bệnh nhầm tưởng rằng họ đang bị lên cơn đau tim do tức ngực và khó thở.

Những ca bệnh trải qua hội chứng trái tim tan vỡ không phải do tắc nghẽn động mạch vì thế họ phục hồi nhanh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Biểu hiện ban đầu của hội chứng trái tim tan vỡ có thể nhầm lẫn với cơn đau tim

2. Tác nhân gây nên hội chứng trái tim tan vỡ?

Năm 2007, ở Mỹ ghi nhận gần 1,2 triệu người dân mắc bệnh liên quan tới tim mạch như nhồi máu cơ tim hay còn gọi là tắc mạch máu nuôi tim, trong đó có khoảng 1% người bệnh mang hội chứng trái tim tan vỡ.

Trong số các ca bệnh, nam giới chiếm phần trăm ít hơn nữ giới. Một số người bệnh trước đó không hề có tổn thương tim mạch hay gặp các vấn đề liên quan tới mạch máu. Số ca bệnh là phụ nữ được ghi nhận là 90% trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh, nhất là phụ nữ ở tuổi mãn kinh.

Vậy đâu là nguyên nhân gây nên hội chứng trái tim tan vỡ?

Bệnh đa phần xảy ra do người bệnh căng thẳng kéo dài, áp lực trong cuộc sống hôn nhân, sợ hãi, lo âu, bất ngờ gặp biến cố hay thậm chí là gặp tin vui bất chợt. Bên cạnh đó, sau các cơn hen suyễn cấp, hậu phẫu thuật hay tiêu hao nhiều thể lực, bạn cũng có thể gặp hội chứng trái tim tan vỡ.

Nguyên nhân gây nên bệnh chính là catecholamine, một loại hormone giải phóng ra khi con người gặp phải căng thẳng cảm xúc hay thực thể. Hormone này hạn chế hoạt động co bóp của tim hoặc gây ra sự co bóp dữ dội. Thường thì tim tạm thời  bị phình vùng mỏm và giảm co bóp so với mức bình thường.

Người trải qua căng thẳng cảm xúc hoặc cú sốc tinh thần có khả năng gặp hội chứng trái tim tan vỡ

3. Triệu chứng, dấu hiệu khi mắc hội chứng trái tim tan vỡ

Bệnh nhân có thể xảy ra các triệu chứng trong vòng vài phút cho đến vài giờ đồng hồ khi bị căng thẳng. Nếu cơn đau ập đến tương tự các cơn đau tim thì bạn cần phải được cấp cứu kịp thời để tránh để ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến của hội chứng trái tim tan vỡ:

●       Hụt hơi.

●       Đau ngực dữ dội, cơn đau thắt tới đột ngột (trên 70% ca bệnh nhập viện có cơn đau thắt).

●       Nhịp tim không đều.

●       Choáng váng, ngất xỉu.

●       Tụt huyết áp.

●       Suy tim.

●       Tim không bơm đủ máu gây sốc tim (triệu chứng này thường kéo dài từ vài ngày tới vài tuần).

4. Cách chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ

Bác sĩ sẽ hỏi và phân tích bệnh sử của bệnh nhân: liệu bệnh nhân đã từng trải qua cảm giác khó thở, đau tim, tức ngực khi gặp phải biến cố hay căng thẳng cảm xúc chưa?

●       Điện tâm đồ.

●       Chụp mạch vành tim.

●       Siêu âm tim để xác định hình ảnh ở mỏm tim và giữ có bất thường không?

●       MRI tim nếu tình hình bệnh nhân trở nên phức tạp.

●       Chụp buồng thất để xác định đúng kích thước của tim và chỉ số co bóp của buồng tim.

Sau khi làm các xét nghiệm và chụp chiếu, bác sĩ sẽ khẳng định liệu bệnh nhân có gặp hội chứng trái tim tan vỡ không hay họ đang lên cơn đau tim:

●       Bệnh sử cho thấy bệnh nhân vừa trải qua cú sốc, căng thẳng hoặc một sự kiện ảnh hưởng lớn tới tinh thần và thể chất.

●       Thông qua điện tâm đồ, các chuyên gia xác định được hoạt động bất thường của tim, các thay đổi của tim không giống với tình trạng của cơn đau tim thì rất có thể bệnh nhân đã trải qua hội chứng trái tim tan vỡ.

●       Động mạch nuôi tim có tình trạng tắc nghẽn hoặc bị phình, vùng mỏm tim có sự co bóp bất thường và phình rộng.

●       Chỉ số men tim cao hơn những người bình thường, nhưng không quá cao như các ca bệnh nhồi máu cơ tim hay suy tim.

Hiện có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị hội chứng trái tim tan vỡ

4. Hội chứng trái tim tan vỡ có điều trị được không?

Nhiều bệnh nhân nhầm lẫn hội chứng trái tim tan vỡ với các bệnh tim khác vì các triệu chứng bệnh khá giống nhau nhưng qua các xét nghiệm và chẩn đoán, bác sĩ sẽ có các phương án điều trị như cho bệnh nhân sử dụng thuốc để làm chậm nhịp tim như thuốc ức chế men tim, hạ huyết áp, thuốc chống lo âu, căng thẳng, thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta.

Bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân siêu âm tim và theo dõi sức khỏe trong vòng 1 tháng sau khi xuất viện để đánh giá mức độ hồi phục của các ca bệnh. Hầu hết hội chứng trái tim tan vỡ không gây tử vong, không gây ra tổn thương vĩnh viễn cho tim và không tái phát nếu được điều trị kịp thời.

Một số phương pháp can thiệp khác như đặt stent, nong mạch vành hoặc phẫu thuật không được sử dụng trong điều trị hội chứng tim tan vỡ vì mạch máu nuôi tim không bị phình hoặc tắc nghẽn.

Trên đây là triệu chứng và cách điều trị phổ biến của hội chứng tim tan vỡ. Cách phòng tránh bệnh là bạn hãy tạo thói quen tập luyện, ăn uống lành mạnh, cân bằng cuộc sống và công việc, hạn chế làm quá sức và căng thẳng kéo dài. Ngoài thay đổi thói quen trong cuộc sống thường ngày, bạn cũng nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế uy tín để bảo vệ sức khỏe.

Một trong những địa chỉ uy tín để bạn tầm soát và thăm khám các bệnh lý liên quan tới tim mạch đó chính là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, bệnh viện còn trang bị và cập nhật nhiều máy móc hiện đại như máy Siêu âm Doppler Tim-mạch máu, Holter điện tim, Holter huyết áp và máy điện tim, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế danh giá về xét nghiệm y khoa CAP (Hoa Kỳ) và ISO (15189:2012), mang lại kết quả chẩn đoán chính xác, hỗ trợ bác sĩ đưa ra phương án điều trị hiệu quả.

MEDLATEC được đông đảo người dân tin tưởng để tầm soát bệnh lý

Để được tư vấn thêm về dịch vụ hoặc đặt lịch khám tại bệnh viện, bạn có thể liên hệ đến số tổng đài 1900565656 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.