Các tin tức tại MEDlatec
Hỏi đáp: Viêm dây thần kinh ngoại biên có đáng lo ngại hay không?
- 30/09/2022 | Hiểu đúng về bệnh đơn dây thần kinh chi dưới và nguyên nhân gây bệnh
- 18/10/2022 | Viêm đa rễ dây thần kinh: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và phòng ngừa
- 05/11/2022 | Liệt dây thần kinh số 7 và những điều cần biết
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh ngoại biên trong cơ thể đảm nhiệm chức vụ tiếp nhận và chuyển thông tin từ não cũng như tuỷ sống đến các bộ phận còn lại. Trên cơ thể người sẽ có một số loại dây thần kinh khác nhau và biểu hiện của bệnh này sẽ phụ thuộc vào dây thần kinh đã bị tác động lên. Các loại dây thần kinh trong cơ thể là:
-
Dây thần kinh cảm giác: Đây là loại dây sẽ tiếp nhận các thông tin như: nhiệt độ, độ dung hay đau hoặc những va chạm từ da.
-
Dây thần kinh vận động: Loại dây này sẽ tiếp nhận những hoạt động của cơ bắp trên khắp cơ thể.
-
Dây thần kinh tự động: Chức năng của loại dây này chính là kiểm soát và tiếp nhận các hoạt động của nhịp tim, huyết áp, tiêu hoá hay bàng quang,…
Khi các dây thần kinh ngoại biên bị tác động và ảnh hưởng sẽ xuất hiện những biểu hiện như sau:
Cảm giác tê và đau
Tê và đau ở ngón tay, chân là một trong những triệu chứng khá phổ biến của bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu rất dễ gây nhầm với một số bệnh khác như: cảm giác tê và đau ở tay và chân. Khi bị viêm dây thần kinh ngoại biên, những triệu chứng này sẽ bắt đầu bằng hiện tượng ngứa ran ở tay và chân. Sau đó, mới xuất hiện các triệu chứng như tê và mất cảm giác ở ngón tay hoặc ngón chân khi bị tác động lên.
Viêm dây thần kinh ngoại biên khiến tay chân tê và mất cảm giác
Ảnh hưởng xương khớp
Khi bị viêm dây thần kinh ngoại biên người bệnh có thể cảm thấy đau ở các khớp tay, chân hoặc khớp vai, bị tê bì như điện giật. Điều này ảnh hưởng đến quá trình vận động cũng như sinh hoạt của người bệnh. Nếu không điều trị triệt để cơ thể sẽ yếu dần, nặng hơn có thể bị liệt.
Tim mạch và hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng
-
Đối với tim mạch: Một số triệu chứng bạn dễ dàng nhận thấy liên quan đến tim mạch chính là cảm giác đau tức ngực, bồi hồi và choáng váng và có thể bị ngất xỉu khi đứng lên đột ngột.
-
Đối với tiêu hoá: Người bệnh sẽ có cảm giác ợ nóng và luôn thấy no, đôi lúc có thể nôn ra thức ăn,…
Ngoài ra, một số biểu hiện khác người bệnh có thể gặp phải đó là cảm giác đau nhức và ngứa ngáy toàn thân, ảnh hưởng đến chức năng của một số bộ phận như: bàng quang và ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
Viêm dây thần kinh ngoại biên là bệnh lý thường gặp ở người
2. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
Những nguyên nhân khách quan tác động dẫn đến tình trạng viêm dây thần kinh ngoại biên như:
-
Bị chấn thương trực tiếp lên vùng thần kinh hoặc vùng bên ngoài dây thần kinh;
-
Do tính chất công việc phải ngồi nhiều hoặc cúi gập quá lâu trong một thời gian;
-
Phụ nữ mang thai cũng rất dễ bị viêm dây thần kinh ngoại biên do sự chèn ép của thai nhi;
-
Quá sức khi luyện tập thể thao hoặc vác đồ quá nặng và đặt sai tư thế;
-
Do tuổi tác và sự lão hoá của các cơ quan trên cơ thể;
-
Người bệnh mắc số một bệnh như: suy dinh dưỡng, thiếu vitamin B hay đái tháo đường,… những bệnh này gây ra sự chuyển hoá và tác động lên dây thần kinh;
-
Người bệnh mắc HIV/AIDS, bệnh phong, giang mai, thuỷ đậu,… và dẫn tới nhiễm trùng gây ra viêm dây thần kinh ngoại biên;
-
Tình trạng nghiện rượu, sử dụng Isoniazid hay làm hoá trị cũng là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm dây thần kinh này.
3. Ảnh hưởng của viêm dây thần kinh ngoại biên đối với sức khỏe
Viêm dây thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và còn để lại cả những biến chứng nguy hiểm như:
-
Khi mắc bệnh lý về thần kinh ngoại biên, người bệnh sẽ không cảm nhận thấy đau hoặc sự thay đổi của nhiệt độ nóng, lạnh. Vì thế, rất dễ gặp phải tình trạng bị bỏng hoặc những chấn thương bên ngoài da.
-
Đối với những bộ phận bị tổn thương trên cơ thể, khi bị mất cảm giác, người bệnh thường sẽ không chú ý đến những chỗ tổn thương đó, lâu ngày tại vị trí đó có thể bị nhiễm trùng. Vì thế, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra những vùng bị thương và có biện pháp điều trị tránh để nhiễm trùng.
-
Tình trạng tay chân mất cảm giác có thể khiến người bệnh mất cân bằng, khi đi đứng và bị té ngã.
Viêm dây thần kinh ngoại biên gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe
4. Phòng ngừa bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên bằng cách nào?
-
Viêm dây thần kinh ngoại biên phần lớn thường do một số bệnh nền không điều trị kịp thời gây ra biến chứng. Vì thế để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh cần được kiểm soát tốt các bệnh lý nên như: viêm khớp, tiểu đường hoặc người nghiện rượu.
-
Cung cấp cho cơ thể các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B-12 như ngũ cốc, cá, trứng, sữa,… và ăn nhiều rau xanh, protein để cơ thể đủ chất và khỏe mạnh.
-
Tránh để mình tiếp xúc với các hoá chất độc hại, hạn chế rượu bia và không hút thuốc lá. Đặc biệt, cần tránh các tác động liên quan đến các dây thần kinh vào cùng một vị trí hoặc lặp đi lặp lại.
-
Thăm khám sức khỏe định kỳ, nên đi khám khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường do bị tác động lên thần kinh hoặc vùng thần kinh.
Duy trì thói quen rèn luyện thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh hơn
Có thể thấy, viêm dây thần kinh ngoại biên khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: đi lại khó khăn, teo cơ hoặc tàn phế. Nếu còn những thắc mắc hoặc cần thêm thông tin về bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên, các bạn có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!