Các tin tức tại MEDlatec
Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc mắt chuẩn
- 19/05/2021 | Những triệu chứng điển hình nhất của trẻ bị viêm kết mạc mắt
- 19/05/2021 | Triệu chứng viêm kết mạc herpes và những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ
- 29/04/2021 | Viêm kết mạc mùa xuân: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
1. Cha mẹ đã hiểu đúng về viêm kết mạc mắt ở trẻ?
Đau mắt đỏ thực chất là tình trạng viêm kết mạc mắt, khi lớp màng mỏng của mắt bị tổn thương do phản ứng dị ứng, chấn thương, nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,...) hoặc do đeo kính sát trùng gây ra. Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm kết mạc mắt là virus Adeno, chúng có khả năng lây lan nhanh chóng nên dễ gây dịch đau mắt đỏ.
Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm kết mạc mắt
Bất cứ lứa tuổi, đối tượng nào cũng có thể bị viêm kết mạc mắt khi gặp tác nhân gây bệnh, song trẻ nhỏ có sức đề kháng kém có nguy cơ cao nhất. Tiếp xúc gần với bạn bè trong môi trường mẫu giáo, tiểu học cũng khiến nguy cơ mắc bệnh ở trẻ cao hơn.
Khi bị viêm kết mạc mắt, tình trạng đau, ngứa ngáy, khó chịu thường khiến trẻ lấy tay dụi mắt. Điều này vô tình khiến tổn thương nặng hơn, kéo dài và khó điều trị hơn. Vì thế cha mẹ nên phát hiện sớm viêm kết mạc mắt ở trẻ, hướng dẫn trẻ cách chăm sóc, vệ sinh và điều trị, tránh để trẻ tự ý dụi mắt.
Triệu chứng viêm kết mạc mắt ở trẻ khá giống với triệu chứng nhiễm trùng hô hấp thông thường, song có triệu chứng đặc trưng ở mắt để phân biệt bao gồm:
-
Mắt tiết nhiều dịch.
-
Chảy nước mắt liên tục.
-
Mắt sưng đỏ và đau nhức.
-
Mí mắt mọng, sưng nề,…
Viêm kết mạc mắt do virus thường tự diễn biến trong 7 - 10 ngày, triệu chứng ở mắt cũng giảm dần. Tuy nhiên, nhiều trẻ có sức đề kháng kém hoặc không được chăm sóc, vệ sinh mắt tốt dẫn đến diễn biến nghiêm trọng như: viêm kết mạc mắt mãn tính, sẹo giác mạc, giảm thị lực, viêm loét giác mạc, mù mắt,…
Ngoài nguyên nhân thường gặp do virus, viêm kết mạc mắt do vi khuẩn như Haemophilus, streptococcus, staphylococcus,… thường gây triệu chứng nặng hơn. Đặc điểm nhận biết là mắt bé bị đỏ, xốn, tiết dịch trong suốt hoặc dịch mủ vàng hoặc xanh lá cây. Do vi khuẩn nên khi trẻ ngủ, lớp dịch tiết có thể đóng thành vảy cứng, khiến hai mí mắt trẻ dính lại với nhau.
Cách điều trị viêm kết mạc mắt do vi khuẩn và virus là khác nhau, vì thế cha mẹ cần phân biệt đúng tình trạng bệnh của trẻ.
2. Cách chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc mắt để bệnh nhanh khỏi
Nguyên nhân do vi khuẩn ít gặp hơn, trẻ cần được điều trị bằng kháng sinh với liều thích hợp. Với viêm kết mạc mắt do virus, hiện chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh, chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và tăng sức đề kháng để bệnh tiến triển nhanh hơn, hạn chế hoạt động của virus.
Chăm sóc tốt giúp bảo vệ mắt trẻ khỏe mạnh, thị lực tốt
Dưới đây là những lưu ý cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc mắt:
2.1. Không tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ
Với cơ thể, mắt là một cơ quan nhạy cảm và dễ bị tổn thương mặc dù có nhiều cơ chế tự nhiên để bảo vệ mắt. Vì thế, khi trẻ bị viêm kết mạc mắt, cha mẹ lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các dung dịch chế biến từ lá cây, dược liệu tự nhiên. Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt của người lớn, bệnh có thể không được cải thiện, khiến tổn thương mắt thêm nghiêm trọng.
Đặc biệt cha mẹ không cho bé nhỏ thuốc nhỏ mắt mà người lớn đã sử dụng, nguy cơ lây bệnh là rất cao. Nếu chưa có điều kiện đưa trẻ đi khám bác sĩ, hãy sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để làm sạch trước tiên.
Nếu viêm kết mạc mắt do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống và nhỏ, còn viêm kết mạc mắt do virus sẽ có thuốc điều trị triệu chứng để bệnh nhanh khỏi hơn.
2.2. Vệ sinh mắt cho trẻ thường xuyên
Trẻ bị viêm kết mạc mắt sẽ thường xuyên tiết dịch mắt chứa xác vi khuẩn, virus cùng tế bào miễn dịch của cơ thể. Nếu không vệ sinh tốt, dịch mắt đọng lại này là môi trường lý tưởng đến tác nhân gây bệnh phát triển, gây viêm kết mạc mắt nghiêm trọng hơn.
Cha mẹ nên lau rửa ghèn, gỉ mắt cho trẻ thường xuyên
Cha mẹ nên lưu ý lau rửa gỉ mắt, ghèn mắt cho con ít nhất 2 lần mỗi ngày. Có thể dùng khăn ẩm và bông sạch, tránh gây nhiễm trùng ngược cho trẻ. Nếu tái sử dụng, khăn lau mắt cho trẻ cần được giặt sạch, luộc với nước sôi và phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn.
2.3. Đeo kính bảo vệ mắt cho trẻ
Mắt trẻ là cơ quan vô cùng nhạy cảm, đặc biệt trong thời gian bị viêm kết mạc mắt. Vì thế nếu trẻ ra ngoài, tiếp xúc nhiều với gió, khói bụi môi trường thì nên cho trẻ đeo kính bảo vệ thường xuyên.
Ngoài ra, đeo kính sẽ giúp trẻ hạn chế dùng tay lên dụi mắt do cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà viêm kết mạc mắt gây ra. Nên chọn đúng loại kính phù hợp về kích thước cũng như đảm bảo an toàn cho thị lực của trẻ.
2.4. Lưu ý vệ sinh tránh viêm kết mạc mắt lây sang mắt còn lại
Đa phần trẻ sẽ bị viêm kết mạc mắt ở một bên mắt, cha mẹ nên chú ý vệ sinh cẩn thận bên mắt bị bệnh, tránh để trẻ dụi mắt gây lây bệnh sang bên còn lại. Chỉ cần lưu ý một số vấn đề như: tránh dùng 1 lọ thuốc để nhỏ cả hai bên mắt, dùng bông gòn vệ sinh riêng lẻ hai bên mắt, rửa tay của bạn và trẻ sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn sau khi vệ sinh mắt.
2.5. Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà
Trẻ bị viêm kết mạc mắt nên tự nghỉ ngơi ở nhà, không nên đi học hoặc đến nơi công cộng khiến bệnh lây lan sang mọi người. Ngoài ra, cũng không nên để trẻ bị viêm kết mạc mắt ôm, hôn người khác.
2.6. Tăng sức đề kháng cho trẻ
Điều này rất quan trọng khi trẻ bị viêm kết mạc mắt hay bệnh lý nào khác, việc này giúp trẻ bớt mệt mỏi, mất sức và hạn chế nguy cơ diễn biến bệnh nguy hiểm. Bạn có thể tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, tăng cường bổ sung Vitamin và khoáng chất.
Chế độ ăn uống tốt giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ
Ngoài ra, hãy hướng dẫn trẻ tự chăm sóc, vệ sinh da và mắt thường xuyên để hạn chế vi sinh vật phát triển gây bệnh.
Khi thực hiện tốt cách chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc mắt như trên, chắc chắn triệu chứng bệnh sẽ sớm thuyên giảm và thị lực của trẻ được phục hồi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!