Các tin tức tại MEDlatec
Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe qua thang đánh giá trầm cảm sau sinh
- 02/08/2021 | Một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến và những lưu ý khi sử dụng
- 16/06/2021 | Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không và cách điều trị
- 16/06/2021 | Điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả với những cách sau
- 07/06/2021 | Nhận diện biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ, thường bị bỏ qua
- 19/06/2021 | 5 nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh và dấu hiệu nhận biết
1. Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?
1.1. Trầm cảm sau sinh là gì?
Tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ đang có dấu hiệu tăng nhanh trong những năm gần đây. Căn bệnh này xảy ra sau khi người phụ nữ trải qua thời kỳ sinh nở và bước vào giai đoạn chăm sóc con nhỏ. Căn bệnh này cũng được đánh giá là một biến chứng sau sinh. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ cao có thể kể đến là yếu tố về thể chất và tinh thần.
Trầm cảm sau sinh cũng được coi là một biến chứng sau sinh
Sau thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày và trải qua quá trình sinh nở vô cùng khó khăn, cơ thể của người mẹ rất mệt mỏi và gần như kiệt sức. Đồng thời nội tiết tố của các bà mẹ cũng sẽ thay đổi, khiến ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của họ. Khi cơ thể và tinh thần mệt mỏi, người phụ nữ rất dễ phải đối mặt với trạng thái trầm cảm sau sinh.
Một vấn đề phổ biến nhất mà các bà mẹ gặp phải sau sinh đó chính là tình trạng rối loạn giấc ngủ. Thông thường, các bà mẹ sẽ phải ngủ ít hơn, thường xuyên phải thức dậy khi đang ngủ để chăm sóc con nhỏ. Trong khi giấc ngủ lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Chúng ta cần phải ngủ đủ giấc mới có thể tái tạo sức lao động và có một tinh thần thoải mái nhất.
Khi cơ thể và tinh thần mệt mỏi, người phụ nữ rất dễ phải đối mặt với trạng thái trầm cảm sau sinh
Với những bà mẹ bị mất ngủ triền miên sẽ khiến tinh thần của họ giảm sút, họ dễ cáu gắt vô cớ, dễ xúc động với những gì đang diễn ra xung quanh dù chỉ là những tác động rất nhỏ. Tâm lý của người mẹ lúc này có thể bị mất kiểm soát, họ lo lắng quá mức và cảm thấy tự ti, không thể chăm sóc tốt cho đứa con của mình.
1.2. Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng trầm cảm sau sinh sẽ có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với người mẹ và cả em bé. Cụ thể như sau:
Khi người mẹ mất ngủ kéo dài sẽ khiến tinh thần của họ luôn không thể tỉnh táo, kém minh mẫn, chán ăn khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn là họ thấy rất sợ hãi khi phải chăm sóc con nhỏ và khi cảm giác bế tắc này càng tăng lên, không thể tìm ra lối thoát, họ có thể nghĩ đến chuyện tử tự.
Người mẹ có thể mất tỉnh táo, suy nghĩ tiêu cực
Những em bé có người mẹ bị mắc chứng trầm cảm cũng sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những đứa trẻ khác. Các bé không được nhận tình yêu thương của mẹ, thậm chí còn không được bú sữa mẹ- đây là một nguồn dinh dưỡng rất tốt để các con có được những kháng thể chống lại bệnh tật trong những tháng đầu đời. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng tinh thần của mẹ không ổn định, đứa con cũng có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu người mẹ có hành động tiêu cực.
Như vậy, ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh là vô cùng nghiêm trọng đối với cả người mẹ lần đứa bé. Trong thời gian này, người mẹ rất dễ bị tổn thương và mỗi chúng ta không nên đưa ra những lời phát xét hay chỉ trích về cách chăm con của phụ nữ, nó sẽ có thể khiến họ suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến trầm cảm.
2. Thang đánh giá trầm cảm sau sinh EPDS
Chính vì hậu quả của trầm cảm sau sinh là rất nghiêm trọng nên việc tư vấn và đánh giá trầm cảm sau sinh đang là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Đây chính là cách để giúp không chỉ bạn thân người mẹ mà cả gia đình sẽ biết được tình trạng sức khỏe của người mẹ, nguy cơ trầm cảm và cách phòng ngừa căn bệnh này.
Bên cạnh đó, trong trường hợp các mẹ bị trầm cảm, các bác sĩ tâm lý cũng đưa ra một số liệu pháp điều trị phù hợp để người mẹ sớm vượt qua tình trạng trầm cảm, lấy lại tinh thần tốt nhất để chăm sóc con yêu. Để kiểm tra tình trạng trầm cảm, các bác sĩ sẽ đưa ra thang đánh giá trầm cảm sau sinh EPDS, bao gồm những câu hỏi đơn giản dành cho các bà mẹ. Các bà mẹ chỉ cần trả lời từng câu hỏi đúng với những cảm xúc của họ vừa trải qua trong khoảng 1 tuần trước đó. 10 câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: Bạn có thể cười và xem xét các sự kiện dưới khía cạnh hài hước?
-
Vẫn như trước
-
Không nhiều như trước đây
-
Hiện giờ có giảm sút rõ ràng
-
Gần như không thể
Câu hỏi 2: Bạn vẫn thấy được các thú vui từ sự việc?
-
Vẫn như trước kia
-
Có giảm hơn so với trước đây
-
Giảm rõ ràng so với trước
-
Gần như không thể
Câu hỏi 3: Bạn có tự đổ lỗi một cách không cần thiết khi có chuyện sai?
-
Có, luôn là như vậy
-
Có, thỉnh thoảng
-
Không thường xuyên
-
Không bao giờ
Câu hỏi 4: Bạn có hay cảm thấy lo âu hoặc lo lắng không lý do?
-
Không bao giờ
-
Rất hiếm khi
-
Thỉnh thoảng
-
Thường xuyên
Câu hỏi 5: Bạn có cảm thấy lo sợ hay hoảng loạn mà không rõ lý do?
-
Gần như không
-
Không nhiều lắm
-
Thỉnh thoảng
-
Có, Nhiều lần
Câu hỏi 6: Mọi việc đang cực kỳ khó khăn đối với bạn?
-
Tôi vẫn kiểm soát và xử lý được
-
Tôi kiểm soát tốt
-
Thỉnh thoảng tôi không kiểm soát tốt được như trước
-
Tôi gần như không thể kiểm soát và xử lý tình huống giống trước kia
Câu hỏi 7: Bạn đã từng cảm thấy không vui tới mức khó ngủ
-
Không
-
Không thường xuyên
-
Có, thỉnh thoảng
-
Có, hầu hết thời gian
Câu hỏi 8: Bạn có cảm thấy buồn hoặc bất hạnh?
-
Không bao giờ
-
Chỉ thỉnh thoảng
-
Có, thường xuyên
-
Có, hầu hết thời gian
Câu hỏi 9: Bạn đã từng cảm thấy buồn, không vui tới mức phát khóc
-
Không bao giờ
-
Thỉnh thoảng
-
Có, thường xuyên
-
Có, hầu hết thời gian
Câu hỏi 10: Những ý nghĩ tự gây tổn thương cho mình đã từng xuất hiện trong đầu bạn?
-
Không bao giờ
-
Hiếm khi
-
Thỉnh thoảng
-
Có, khá thường xuyên
Với câu hỏi 1, 2, 4, 6 thì thang điểm lần lượt cho các câu trả lời sẽ là 0, 1, 2, 3 tăng theo tính nghiêm trọng của các triệu chứng.
Với câu hỏi 3, 5, 7, 8, 9, 10, thang điểm lần lượt cho các câu trả lời sẽ là 3, 2, 1, 0 Câu trả lời được đánh giá theo mức điểm 0, 1, 2, 3.
Cộng điểm của các câu trả lời sẽ có được tổng điểm. Nếu tổng điểm của bạn từ 13 trở lên thì bạn có thể đang bị trầm cảm sau sinh. Người mẹ cần đi khám để được các bác sĩ tư vấn điều trị.
Các bà mẹ nên đi khám chuyên gia tâm lý nếu có dấu hiệu trầm cảm
Nếu tổng số điểm lớn hơn hoặc bằng 9 điểm, người mẹ cần đi khám và theo dõi ngay lập tức.
Nếu tổng số điểm nhỏ 9, người mẹ cũng đang có dấu hiệu trầm cảm cần được can thiệp sớm.
Khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là địa chỉ tin cậy để khách hàng được thăm khám, tư vấn và điều trị những bệnh về thần kinh, tâm lý, đặc biệt là tình trạng phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc và đặt lịch khám sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!