Các tin tức tại MEDlatec
Huyết tương đục có nguy hiểm không, khắc phục như thế nào?
- 09/06/2023 | Chi phí tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là bao nhiêu?
- 13/06/2023 | Tìm hiểu về tiêm huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối
- 20/09/2024 | Huyết thanh là gì? Vai trò và ứng dụng của huyết thanh
1. Huyết tương đục: Nguyên nhân do đâu?
Huyết tương là thành phần lỏng màu vàng, có nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng, hormone và protein đến các tế bào trong cơ thể. Khi huyết tương có màu đục, không còn trong suốt, đó là dấu hiệu bất thường.
Thành phần chủ yếu của huyết tương là nước. Ngoài ra, huyết tương cũng có thêm một số vitamin và khoáng chất, đạm, mỡ, đường nên nhìn đại thể huyết tương là dịch màu vàng trong. Khi có sự thay đổi về thành phần trong huyết tương thì màu sắc huyết tương cũng thay đổi.
Huyết tương thay đổi theo tình trạng sinh lý trong cơ thể. Sau bữa ăn, huyết tương có màu trắng đục. Vài giờ sau đó, huyết tương trở nên trong và có màu vàng chanh.
Nguyên nhân của sự thay đổi này là do lượng lipid cao trong máu sau khi ăn. Lipid được vận chuyển bởi Chylomicron từ ruột qua máu đến gan. Hạt Chylomicron có kích thước khá lớn khiến cho huyết tương bị đục trong 2 - 3 giờ sau bữa ăn giàu đạm, mỡ,…
Trường hợp bị rối loạn chuyển hóa, huyết tương đục có thể kéo dài trên 12 giờ hoặc vài ngày sau ăn dù bữa ăn đó không giàu nhiều đạm. Điển hình là trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid, rối loạn chuyển hóa đường.
Chế độ giàu chất béo xấu dễ làm tăng triglyceride khiến huyết tương bị đục
2. Huyết tương đục có nguy hiểm không?
Huyết tương đục là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề bất thường, đặc biệt là vấn đề về chuyển hóa lipid hoặc bệnh lý nền. Huyết tương đục có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và thời gian kéo dài tình trạng này. Nếu không được xử lý kịp thời, huyết tương đục có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng sau:
2.1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Huyết tương đục thường liên quan đến tình trạng rối loạn mỡ máu, bao gồm tăng triglyceride và cholesterol xấu (LDL). Những chất béo này có thể tích tụ trong thành mạch máu, gây xơ vữa động mạch. Đây là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh tim mạch như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, huyết áp cao,...
2.2. Viêm tụy cấp
Nồng độ triglyceride máu cực cao là nguyên nhân gây viêm tụy cấp. Ở khía cạnh này, huyết tương đục có nguy hiểm không được xếp vào tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải cấp cứu y tế ngay lập tức. Người bị viêm tụy cấp thường có triệu chứng:
- Đau bụng dữ dội, thường lan ra sau lưng.
- Buồn nôn và nôn.
- Sốt cao và suy nhược cơ thể.
2.3. Tổn thương gan và thận
Huyết tương đục kéo dài làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Đây là hai cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu và chuyển hóa lipid. Sự tổn thương chức năng ở gan và thận là tiền đề của: Gan nhiễm mỡ, giảm chức năng thận, suy thận.
Huyết tương đục không được khắc phục hiệu quả dễ gây tổn thương gan
2.4. Rối loạn lưu thông máu
Máu có hàm lượng mỡ cao trở nên đặc hơn, cản trở lưu thông trong hệ tuần hoàn. Điều này gây áp lực lớn lên tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn, lâu dần có thể dẫn đến suy tim.
2.5. Huyết áp không ổn định
Hệ tuần hoàn dễ bị rối loạn khi huyết tương đục từ đó làm tăng nguy cơ huyết áp tăng hoặc giảm bất thường. Đối với trường hợp này cần có biện pháp kiểm soát mỡ máu, nhất là người đã có tiền sử bệnh tim mạch và đái tháo đường.
3. Khắc phục huyết tương đục bằng cách nào?
Nếu được phát hiện sớm để xử lý ngay thì hiện tượng huyết tương đục không quá phức tạp. Cách điều trị huyết tương đục tập trung vào việc giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
3.1. Thay đổi chế độ ăn
- Giảm thiểu tối đa các thực phẩm thuộc nhóm giàu chất béo xấu như mỡ động vật, bơ, đồ chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó hãy dùng chất béo lành mạnh từ dầu oliu, dầu cá, quả bơ,...
- Bổ sung nhóm chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh,... để giảm hấp thu cholesterol từ thức ăn và hỗ trợ đào thải mỡ thừa.
- Giảm nhóm thực phẩm giàu đường và tinh bột như: Gạo trắng, bánh mì trắng, bánh kẹo, đồ uống có ga,...
- Tăng nhóm thực phẩm giàu Omega-3 như: Hạt lanh, hạt chia, cá thu, cá hồi,... để giảm triglyceride và bảo vệ tim mạch.
3.2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
- Vận động thể dục tối thiểu 30 phút/ngày để tăng khả năng chuyển hóa chất béo và giảm triglyceride máu.
- Giảm dần hoặc dừng sử dụng bia rượu, thuốc lá vì đây là những thành phần dễ làm tăng triglyceride máu và nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Ổn định cân nặng ở mức hợp lý để không bị béo phì - yếu tố thường gặp dẫn đến huyết tương đục.
3.3. Điều trị theo đơn thuốc bác sĩ
Khi chế độ ăn uống và lối sống chưa đủ để khắc phục tình trạng huyết tương đục thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc. Người bệnh cần điều trị kiểm soát mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ phù hợp với từng cá thể bệnh lý.
Ngoài ra, trường hợp huyết tương đục xuất phát từ bệnh lý nền thì chỉ khi các bệnh lý đó được kiểm soát tốt thì mới cải thiện được tình trạng này.
Kiểm tra sức khỏe bởi bác sĩ chuyên khoa giúp người bệnh biết được tình trạng huyết tương đục có nguy hiểm không
3.4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Những người có nguy cơ đối với huyết tương đục cần xét nghiệm lipid máu định kỳ để theo dõi nồng độ triglyceride và cholesterol. Nếu có hiện tượng nghi ngờ bệnh lý gây huyết tương đục tái phát, cần thăm khám để được điều trị kịp thời.
Huyết tương đục là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là rối loạn mỡ máu. Huyết tương đục có nguy hiểm không một phần dựa vào quá trình điều trị. Tình trạng này có thể sẽ chuyển biến nghiêm trọng nếu bệnh nhân không được điều trị tích cực và thay đổi lối sống khoa học.
Để thăm khám sức khỏe, kiểm tra các vấn đề nghi ngờ về huyết tương, quý khách hàng hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!