Các tin tức tại MEDlatec
Khám phá cấu tạo phổi - cơ quan hô hấp quan trọng nhất trong cơ thể
- 26/10/2022 | Có mấy loại u phổi? Bệnh u phổi có chữa được không?
- 26/10/2022 | Bác sĩ hướng dẫn cách điều trị lao phổi tại nhà theo chuẩn y khoa
- 24/10/2022 | Ung thư phổi di căn não nguy hiểm như thế nào?
1. Tổng quan về cấu tạo phổi và chức năng của phổi
Mỗi ngày cơ thể con người thực hiện khoảng 20.000 nhịp thở nhằm thải ra CO2 và nhận đủ khí oxy phục vụ cho các hoạt động sống. Một con số khá ấn tượng là tính đến khi bạn 50 tuổi, tổng số nhịp thở trung bình bạn đã thực hiện được là khoảng 400 triệu lần.
Cấu tạo phổi được tạo thành từ các mô mềm đặc biệt, kết cấu giống bọt biển, chúng có khả năng co giãn dễ dàng mà không bị hư hại về hình dáng. Cơ thể có 2 lá phổi với cấu trúc như sau:
-
Phổi phải gồm 3 thùy phổi: khi chúng ta thở ra những thùy này sẽ xẹp xuống, nhưng khi ta hít vào mỗi thùy sẽ nở ra như một quả bóng;
-
Phổi trái nhỏ hơn phổi phải một chút, gồm 2 thùy và có phần lõm vào là vị trí của tim.
Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng và có cấu tạo phức tạp
2 lá phổi đều tương đồng nhau về tổ chức và cấu tạo, cụ thể bao gồm:
-
Cây phế quản: trong phổi chứa các ống phế quản lớn, mỗi ống này lại phân chia thành các ống nhỏ hơn, chúng cứ tiếp tục chia nhỏ như vậy tạo thành một mạng lưới các ống phế quản, ống nhỏ nhất được gọi là tiểu phế quản. Ở cuối các tiểu phế quản là các phế nang có cấu tạo tương tự như một túi khí nhỏ, giúp nhả Oxy vào máu và lấy lại CO2, sau đó đưa CO2 ra ngoài môi trường.
Lớp biểu mô trong lòng phế quản hình thành lên các sợi lông mao, chúng có tác dụng tống bụi bẩn hoặc các vi sinh vật gây bệnh ra ngoài mỗi khi ta ho, hắt hơi hay chẳng may nuốt phải;
-
Phế nang: kết thúc mỗi tiểu phế quản là các phế nang. Có bao nhiêu tiểu phế quản là chừng đó phế nang nên phổi có hàng trăm triệu túi khí như vậy. Trong các túi khí này là các mao mạch máu tham gia vào quá trình trao đổi Oxy và CO2 trong máu. Khi tổn thương diễn ra tại phổi do nhiều nguyên nhân khác nhau thì sẽ hủy hoại các phế nang, gây khó khăn cho việc trao đổi Oxy dẫn tới thiếu Oxy nên người bệnh sẽ có biểu hiện thở nhanh, thở khó,...;
-
Màng phổi: cấu tạo của màng phổi rất trơn và mỏng, được thiết kế gồm 2 lớp riêng biệt. Trong đó 1 lớp lót bên trong khoang ngực, lớp còn lại bọc bên ngoài mỗi thùy phổi. Có một loại chất lỏng nằm giữa ngăn cách 2 lớp màng để phổi có thể trượt trơn tru và co giãn dễ dàng hơn. Nếu lượng dịch này gia tăng bất thường (tràn dịch màng phổi) thì sẽ khiến phổi khó co giãn và gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới hoạt động hô hấp của người bệnh.
Như vậy, 2 lá phổi khỏe mạnh có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp đủ lượng Oxy cần thiết đồng thời loại bỏ CO2 ra ngoài cơ thể. Mọi tế bào ở các cơ quan khác đều cần đến Oxy mới có thể hoạt động được, hay nói cách khác, lá phổi nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng đối sự sống của cơ thể.
2. Vị trí của 2 lá phổi
2 lá phổi nằm trong lồng ngực (hay khoang ngực) - là không gian hoạt động của cả tim và phổi. Lồng ngực được cấu tạo từ các cơ vùng ngực và xương sườn bao bọc phần trên và mặt bên. Cơ hoành là một cơ lớn nằm dưới cùng khoang ngực, ngăn cách khoang ngực với khoang bụng. Trung tâm của khoang ngực hay còn gọi là trung thất chứa tuyến ức, tim và các bộ phận khác. Trung thất ngăn cách giữa 2 lá phổi để phòng trường hợp nếu 1 trong 2 lá phổi bị tổn thương thì vẫn có thể bảo toàn được lá phổi còn lại để không làm gián đoạn hoạt động cung cấp oxy cho cơ thể.
3. Phổi có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
-
Tuổi tác: khi cơ thể già đi như một quy luật tất yếu của thời gian, sự lão hóa diễn ra ở mọi cơ quan trong đó bao gồm cả phổi, cụ thể:
-
Các cơ như cơ vùng ngực, cơ hoành yếu dần, mô phổi mất đi độ đàn hồi khiến đường thở bị thu hẹp;
-
Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ dễ bị nhiễm trùng;
-
Cấu trúc cơ và xương sườn bị co lại khiến phổi có ít không gian hơn để co giãn.
-
Ô nhiễm môi trường: khói bụi do ô nhiễm không khí có thể xâm nhập vào phổi khi ta hít vào, từ đó phổi sẽ dễ bị tấn công và tổn thương do vi sinh vật gây nên;
-
Hút thuốc: đây là tác nhân có thể làm viêm nhiễm và thu hẹp đường hô hấp. Nó phá hủy mô phổi, gây kích ứng phổi và thậm chí là ung thư. Thuốc là được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và ung thư phổi;
-
Vi sinh vật: virus, nấm, vi khuẩn là những yếu tố có thể dẫn đến phản ứng viêm tại phổi và cản trở sự lưu thông, trao đổi khí trong đường hô hấp.
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi
4. Làm thế nào để có được lá phổi khỏe mạnh?
Để giữ phổi luôn khỏe mạnh, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
-
Tập thở: hoạt động này giúp luyện tập sức bền cho các phế nang ở phổi. Bạn có thể ngồi hoặc nằm, thả lòng cơ thể sau đó hít thật sâu rồi từ từ thở ra bằng miệng;
-
Thường xuyên tập thể dục: không chỉ tốt cho hệ tim mạch, cơ xương khớp, tập thể dục đều đặn còn có tác dụng rèn luyện sức khỏe cho lá phổi của bạn. Bạn có thể lựa chọn những môn thể thao mà bạn yêu thích, miễn là phù hợp với thể trạng của bản thân. Bạn nên duy trì thói quen này ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần;
-
Không tiếp xúc gần với những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như cúm, Covid-19, sởi,...;
-
Kiểm tra chất lượng không khí thường xuyên: ở những nơi bị ô nhiễm không khí nặng, bạn nên cập nhật số đo chất lượng không khí, chuyển nơi cư trú hoặc trang bị máy lọc không khí trong nhà để đảm bảo không gian sống luôn trong lành, sạch sẽ.
Tập thở thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức bền cho lá phổi của bạn
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về cấu tạo phổi, chức năng chính của cơ quan này cũng như bí kíp để sở hữu một lá phổi khỏe mạnh. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc cần được giải đáp hoặc đang gặp các vấn đề về đường hô hấp hay bất kỳ bệnh lý nào khác, hãy liên hệ ngay đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để đăng ký khám cùng chuyên gia. Tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!