Các tin tức tại MEDlatec
Khi bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
- 17/03/2023 | Đai lưng cho người thoát vị đĩa đệm có công dụng như thế nào?
- 16/03/2023 | Cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách nào? công dụng ra sao?
- 18/03/2023 | Thăm khám và chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, phần giữa là nhân nhầy, bao quanh là vỏ. Nhiệm vụ của bộ phận này là chịu áp lực và tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Khi nhân nhầy thoát ra khỏi lớp vỏ và xuyên qua dây chằng để chèn ép lên rễ thần kinh thì xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Hình ảnh mô tả về bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của thoái hóa, rách, nứt đĩa đệm hoặc do sang chấn tổn thương đến cột sống. Bất cứ đốt sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng thường gặp nhất là ở cột sống thắt lưng, gây nên cảm giác đau lan tỏa từ thắt lưng xuống dưới chân.
2. Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
2.1. Bị thoát vị đĩa đệm, nên hay không nên đi bộ?
Gặp khó khăn khi di chuyển và cảm giác đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra khiến cho người bệnh ngại vận động. Điều đáng nói là, với bệnh lý này, vận động ít lại trở thành yếu tố nguy cơ thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm.
Tập thể dục là một phần không thể thiếu để cải thiện hiệu quả điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Vậy khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Câu trả lời là người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể đi bộ được vì đây là phương pháp hoạt động có tính chất chậm rãi, rất tốt cho việc cải thiện triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, người bị thoát vị đĩa đệm duy trì đi bộ đều, đúng tư thế còn tự giúp mình “lãi” rất nhiều cho cột sống, điển hình là:
- Cải thiện cấu trúc của cột sống: quá trình đi bộ giúp các dưỡng chất đi đến các mô của cột sống nên sẽ cải thiện cấu trúc ở đây, nhờ đó mà thúc đẩy bệnh mau lành.
- Tăng độ đàn hồi cho cột sống: đi bộ là dạng luyện tập giúp tăng giới hạn trong việc chuyển động.
- Hỗ trợ giảm cân: đi bộ đều giúp cơ thể giữ được trọng lượng ở giới hạn lý tưởng nên tránh được tình trạng dư thừa cân nặng làm tăng áp lực cho cột sống và đĩa đệm, nhờ đó mà không khiến cho thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
Lợi ích đạt được giúp chứng minh rằng bị thoát vị đĩa đệm nên đi bộ
- Tăng trao đổi chất: nhờ quá trình đi bộ mà sự rắn chắc của xương được tăng lên, mật độ xương được tăng cường, tình trạng thoái hóa bị đẩy lùi.
- Cải thiện bệnh: đi bộ thường xuyên giúp người bệnh nhanh chóng trở về với cuộc sống thường ngày vì đối với người bị thoát vị đĩa đệm thì đây là dạng hoạt động nhịp chậm rất dễ thực hiện.
- Cải thiện lưu thông máu: bị thoát vị đĩa đệm nếu ít tham gia hoạt động thể chất sẽ dễ làm cho các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cột sống bị co lại nên lưu lượng hồng cầu đến vùng này bị giảm xuống. Khi bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ đều đặn vì nó giúp hạn chế xảy ra tình trạng trên và cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể.
- Đào thải độc tố: quá trình giãn nở của cơ bắp sẽ tạo ra một số độc tố sinh lý học, theo thời gian, độc tố này tích tụ dưới lớp biểu bì làm ảnh hưởng không tốt đến khớp. Đi bộ có thể giúp người bị thoát vị đĩa đệm ngăn ngừa được hiện tượng này và tăng độ linh hoạt cho cột sống.
- Cơ bắp được thư giãn: hoạt động đi bộ tác động khiến cho các cơ và khớp ở vùng hông, thắt lưng và hai chân được thư giãn và kéo căng ở mức tối đa nên cải thiện tính linh hoạt khi chuyển động, giảm tê buốt và đau ở vùng bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm.
2.2. Người bị thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần lưu ý
Mặc dù thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ nhưng không có nghĩa là người bệnh có thể thoải mái với môn vận động này như người bình thường. Nếu việc đi bộ diễn ra quá sức và không hợp lý rất dễ làm cho tổn thương do thoát vị trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, khi đi bộ, người bị thoát vị đĩa đệm nên lưu ý:
Lưu ý khi đi bộ dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
- Bắt đầu đi bộ trong một khoảng thời gian ngắn
Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ nên đi bộ khoảng 15 - 20 phút/ngày, đợi đến lúc cơ thể đã quen với cường độ này thì mỗi tuần tăng thêm 5 - 10 phút nữa.
- Tư thế thẳng
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên đi hai hàng giống người bình thường mà cần đi bộ ở tư thế thẳng lưng, vai thả lỏng, mắt nhìn thẳng phía trước, ngực ưỡn, mũi chân và bắp chân vuông góc với nhau. Ngay khi đi bộ thấy đau nhức vùng lưng thì nên dừng để khám chuyên khoa, tìm nguyên nhân của tình trạng này.
- Lựa chọn giày đi bộ
Chọn được một đôi giày phù hợp rất quan trọng đối với bộ môn đi bộ vì nó giảm được áp lực lên đôi chân, phòng ngừa hiệu quả chấn thương có thể xảy ra trong quá trình đi bộ.
- Không cố gắng bước dài và căng
Khi đi bộ, người bị thoát vị không nên bước đi quá nhanh hay quá dài, không gồng cứng người mà cần giữ khoảng cách giữa hai chân sao cho động tác bước thật thoải mái. Trong quá trình tiếp đất cần bắt đầu ở gót trước sau đó mới đến phần bàn chân và mũi chân.
Đi bộ là bộ môn rèn luyện thể chất tương đối dễ tập và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Hy vọng rằng những chia sẻ này đã giúp bạn đọc tháo gỡ được băn khoăn thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không để chọn được bộ môn thể dục phù hợp để cải thiện sức khỏe hệ xương.
Tập luyện thể dục là cần thiết nhưng bạn cũng chớ nên quên rằng, thăm khám và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ mới là giải pháp để tránh được biến chứng và chấm dứt những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Kết hợp những điều này với một chế độ ăn đảm bảo dưỡng chất cần cho hệ xương sẽ giúp bạn vượt qua căn bệnh này.
Quý khách hàng nghi ngờ dấu hiệu thoát vị đĩa đệm và cần được thăm khám có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!