Các tin tức tại MEDlatec
Khi nào cần chụp X-quang khớp thường quy
- 24/02/2023 | Quy trình chụp MRI khớp thái dương hàm
- 06/03/2023 | Giá trị của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong phát hiện bệnh lý khớp háng
- 02/03/2023 | Khớp cắn chuẩn là gì? Làm cách nào để sở hữu khớp cắn chuẩn?
- 06/03/2023 | Chụp cộng hưởng từ có tiêm chất tương phản nội khớp như thế nào?
- 06/03/2023 | Quy trình chụp cộng hưởng từ khớp háng như thế nào?
1. Chụp X-quang là gì? Chụp X-quang có độc hại không?
Chụp X-quang là gì?
Tia X hay tia Rontgen được phát hiện lần đầu vào năm 1895 bởi nhà vật lý người Đức gốc Hà Lan Wilhelm Rontgen. Tia X có bản chất là sóng điện từ với bước sóng rất ngắn, ngắn hơn rất nhiều so với bước sóng của ánh sáng chúng ta nhìn thấy. Tia X có rất nhiều ứng dụng trong y học về cả trong chẩn đoán và trong điều trị như chụp x quang, chụp cắt lớp vi tính, Pet-CT, xạ trị.
Minh họa cấu tạo của bóng phát tia X
Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X được phát ra từ bóng X-quang đi xuyên qua bộ phận cần chụp đến một tấm thu nhận (film) sau đó được kỹ thuật viên xử lý để cho ra hình ảnh hoàn chỉnh. Trước đây, tấm film được làm bằng nhựa có tráng bạc rất nhạy cảm với ánh sáng, khi chụp xong cần phải được mang vào phòng tối ngâm rửa qua các hóa chất để có được hình ảnh chụp của các bộ phận. Tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học ngày nay, các tấm film được thay bằng tấm cảm biến điện tử, khi chụp hình ảnh sẽ hiện ra ngay lập tức với độ tương phản hình ảnh rất sắc nét, kỹ thuật viên có thể điều chỉnh cắt ghép, đo đạc ngay trên máy tính rất tiện lợi. Hơn thế, khi chụp x quang kỹ thuật số không cần phải thay phim hay rửa phim khi chụp cho các bệnh nhân khác nhau giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh, kỹ thuật viên cũng không phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Hình ảnh chụp X-quang xương khớp kỹ thuật số
Chụp X-quang có độc hại không?
Về mặt lý thuyết, tia X có khả năng gây ion hóa và phá vỡ các liên kết phân từ, vì thế có thể gây ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất của cơ thể, thậm chí làm biến đổi gen và gây ung thư. Tuy nhiên điều đó chỉ xảy ra khi chúng ta sử dụng tia X với cường độ cao và trong thời gian đủ lâu, còn với trong khám bệnh, liều chiếu tia X cực nhỏ và gần như không hề gây biến đổi gì đối với cơ thể người bệnh nếu chúng ta chỉ đi thăm khám vài lần trong một năm. Đặc biệt với việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào máy móc, chỉ cần một lượng tia X rất nhỏ đã có thể cho ra hình ảnh hoàn chỉnh, đủ để các bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh lý. Nếu trong một năm bạn đã chụp liên tiếp nhiều lần x quang hoặc cắt lớp vi tính thì có thể thông báo với bác sĩ để chỉ định sang các kỹ thuật khác giúp hạn chế hấp thụ tia xạ trong cơ thể.
2. Các trường hợp chụp X-quang chẩn đoán bệnh về xương khớp
Chụp X-quang gần như là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được sử dụng khi có nghi ngờ tổn thương xương khớp, bao gồm các trường hợp:
-
Chấn thương xương do tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt
-
Trật khớp
-
Nghi ngờ thoái hóa, viêm khớp, lao xương, u xương, ung thư xương
-
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Hình ảnh X-quang hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
3. Quy trình và những lưu ý khi đi chụp X-quang xương khớp
Chụp X-quang là phương pháp rất nhanh chóng, đơn giản và dễ thực hiện với đa số người bệnh. Sau khi được bác sĩ lâm sàng tư vấn và chỉ định chụp x quang, người bệnh sẽ di chuyển đến phòng chụp x quang, tại đây kỹ thuật viên sẽ yêu cầu thay quần áo chụp X-quang (nếu cần) và hướng dẫn, điều chỉnh các tư thế theo vùng khớp cần khảo sát. Thời gian chụp chỉ diễn ra trong vài phút ngắn ngủi, sau đó người bệnh chờ đợi kết quả từ 10-15 phút hoặc có thể đi làm các dịch vụ khác, kỹ thuật viên sẽ gửi kết quả về cho bác sĩ tại phòng khám ban đầu tư vấn.
Chụp X-quang kỹ thuật số tại PKĐK MEDLATEC
Khi đi chụp X-quang xương khớp, nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai thì không nên chụp (trừ trường hợp rất cấp thiết), cũng nên hạn chế chụp X-quang với trẻ nhỏ.
4. Các biện pháp phòng tránh bệnh lý xương khớp
-
Duy trì vóc dáng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì gây áp lực lên các khớp khi vận động.
-
Cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, tăng cường ăn rau củ, hoa quả và uống nhiều nước
-
Tập thể dục thường xuyên, điều độ, tránh vận động quá sức trong thời gian dài
-
Không nên giữ quá lâu một tư thế, nhất là khi làm việc
-
Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích
-
Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương về xương khớp.
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC là địa chỉ chăm sóc sức khỏe được yêu quý của người dân thành phố Hà Nội
Chụp X-quang xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đơn giản, an toàn, chi phí thấp nhưng đem lại được rất nhiều giá trị chẩn đoán về xương khớp cho bác sĩ đọc phim. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC với máy móc hiện đại cùng đội ngũ các giáo sư, chuyên gia hàng đầu về xương khớp tại Việt Nam chắc chắn sẽ đem đến sự tin tưởng tuyệt đối dành cho người bệnh khi đi khám bệnh tại đây. Hơn thế, các hình ảnh chụp x quang, cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ của người bệnh đều được gửi lên hệ thống lưu trữ PACS hiện đại, giúp các bác sĩ đọc phim tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC có thể thực hiện mọi thao tác chuyên môn trên máy tính và tiến hành hội chẩn với các chuyên gia khi cần. Mọi thắc mắc của người bệnh xin vui lòng liên hệ số điện thoại 1900.565656 để được các chuyên viên giải đáp!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!