Tin tức
Chụp cộng hưởng từ có tiêm chất tương phản nội khớp như thế nào?
- 24/02/2023 | Quy trình chụp MRI khớp thái dương hàm
- 06/03/2023 | Giá trị của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong phát hiện bệnh lý khớp háng
- 02/03/2023 | Khớp cắn chuẩn là gì? Làm cách nào để sở hữu khớp cắn chuẩn?
- 06/03/2023 | Quy trình chụp cộng hưởng từ khớp háng như thế nào?
- 22/02/2023 | Chụp MRI khớp thái dương hàm để làm gì?
1.Chụp cộng hưởng từ có tiêm chất tương phản nội khớp là gì?
Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật sử dụng sóng điện từ trường mạnh để kích thích vào các phân tử hydro trong cơ thể (nằm trong các phân tử nước và chất béo), sau đó ngừng kích thích và thu lại tín hiệu tại các thời điểm khác nhau để tạo ra được hình ảnh hoàn chỉnh. Các mô khác nhau sẽ có sự khác nhau về mật độ proton, từ đó tạo ra sự khác biệt về độ tương phản trên hình ảnh giúp chúng ta có thể phân biệt được ranh giới giữa các bộ phận. Hơn thế, do cấu tạo cơ thể người gồm 70% là nước nên lượng tín hiệu tạo ra cực kỳ lớn, vì thế mà hình ảnh cộng hưởng từ có độ chi tiết và sắc nét rất cao.
Bệnh về khớp gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh
Trong trường hợp bệnh nhân có các tổn thương phức tạp, phù nề, tụ máu, chảy máu ổ khớp thường gây cản trở cho bác sĩ khi thực hiện các kỹ thuật như x quang hay siêu âm, do đó chụp cộng hưởng từ xương khớp là phương pháp được lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Chụp cộng hưởng từ xương khớp thông thường đã có thể đánh giá rất tốt các bất thường của gân, cơ, dây chằng, sụn viền,... tuy nhiên với các tổn thương nằm sâu trong khớp, giáp ranh giữa các bộ phận nhỏ có thể gây khó khăn cho bác sĩ đọc phim. Chụp cộng hưởng từ có tiêm tương phản nội khớp ra đời và tỏ ra ưu việt trong việc giúp các bác sĩ quan sát được toàn bộ cấu trúc trong ổ khớp, xác định rõ hơn về ranh giới và mức độ ảnh hưởng của tổn thương, từ đó lựa chọn được phác đồ điều trị hiệu quả.
Hình ảnh MRI khớp vai có tiêm chất tương phản nội khớp
2. Các trường hợp cần chụp cộng hưởng từ có tiêm chất tương phản nội khớp
-
Chụp cộng hưởng từ có tiêm chất tương phản nội khớp trong trường hợp khó quan sát các tổn thương, chưa xác định ranh giới rõ ràng giữa các cấu trúc trong ổ khớp trên hình ảnh chụp Mri thông thường
-
Trong các trường hợp cấp tính tại ổ khớp như:
-
Chấn thương khớp
-
Trật khớp
-
Tổn thương sụn viền
-
Tràn dịch hoặc tràn máu vùng ổ khớp
-
Viêm khớp
-
Sau điều trị hoặc phẫu thuật khớp
3. Quy trình chụp cộng hưởng từ có tiêm chất tương phản nội khớp
Chuẩn bị dụng cụ
-
Máy chụp cộng hưởng từ, coils chuyên dụng, bông đệm, tai nghe
-
Găng tay, bông gạc, dung dịch sát khuẩn, băng dính
-
Nước cất hoặc nước muối sinh lý
-
Bơm tiêm 10ml, kim luồn chọc khớp 21G
-
Hộp chống sốc và dụng cụ cấp cứu
-
Thuốc đối quang từ.
Máy chụp cộng hưởng từ tại PKĐK MEDLATEC
Chuẩn bị bệnh nhân
-
Chống chỉ định với những người có cấy ghép dụng cụ kim loại trong cơ thể, đặt máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, người có dị vật kim khí (mảnh đạn) tại các vị trí nguy hiểm như gần mắt, dây thần kinh, mạch máu lớn
-
Đây là kỹ thuật có sử dụng thuốc cản quang nên bệnh nhân cần có kết quả xét nghiệm chức năng gan, thận, khai thác tiền sử dị ứng. Do chụp Mri có tiêm tương phản nội khớp không tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch nên người bệnh không cần nhịn ăn và có thể sử dụng các thuốc khác bình thường
-
Bệnh nhân cần tháo bỏ toàn bộ vật dụng bằng kim loại (điện thoại, đồng hồ, ví tiền, trang sức,...) và thay quần áo chụp cộng hưởng từ
Tiến hành kỹ thuật
Bước 1: Trước khi tiến hành thủ thuật tiêm thuốc nội khớp, người bệnh sẽ thực hiện chụp cộng hưởng từ khớp như bình thường trong vòng 15-25 phút tùy theo bác sĩ lâm sàng muốn đánh giá một hay hai bên khớp
Bước 2: Người bệnh sẽ nằm hoặc ngồi tùy theo bộ phần cần khảo sát, bác sĩ thực hiện sát khuẩn da vùng khớp cần chọc kim. Bác sĩ tiến hành sát khuẩn tay, mặc áo, đeo găng, trải ga vô khuẩn
Bước 3: Bác sĩ xác định khe khớp, tiến hành chọc kim vào ổ khớp, vừa đẩy kim vừa quan sát trên màn hình siêu âm cho đến khi kim đi đến đúng vị trí cần bơm thuốc. Khi bác sĩ chọc kim qua khe khớp người bệnh có thể cảm thấy hơi đau tức, khó chịu nhưng cảm giác này sẽ không kéo dài quá lâu
Bước 4: Kỹ thuật viên pha thuốc cản quang với nước muối sinh lý theo tỷ lệ phù hợp vừa đủ theo từng khớp cần khảo sát. Sau khi bơm thuốc vào ổ khớp, tiến hành rút kim và băng gạc, hướng dẫn người bệnh vận động nhẹ nhàng vùng khớp vừa tiêm khoảng 15 phút sau đó di chuyển sang phòng chụp cộng hưởng từ. Bệnh nhân sẽ chụp sau tiêm chất tương phản nội khớp giống với trước khi tiêm hoặc sẽ có thêm một số tư thế đặc biệt tùy theo từng khớp
Bước 5: Kết thúc chụp, bệnh nhân cần được theo dõi 20-30 phút để có thể xử trí kịp thời khi không may có hiện tượng dị ứng thuốc xảy ra. Mọi triệu chứng bất thường cần được thông báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp đúng lúc.
Chụp cộng hưởng từ tại PKĐK MEDLATEC
Chụp cộng hưởng từ có tiêm chất tương phản nội khớp là phương pháp tốt nhất trong đánh giá các bệnh lý của ổ khớp, sụn viền, giúp bác sĩ xác định được toàn bộ các cấu trúc của ổ khớp để từ đó đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh. Bệnh nhân có thể đến các cơ sở khám chữa bệnh của MEDLATEC để được trải nghiệm các dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất hiện nay, MEDLATEC có thể thực hiện được hầu hết các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao như cắt lớp vi tính (MSCT), cộng hưởng từ (Mri). Hơn thế, bệnh viện đa khoa MEDLATEC hợp tác chuyên môn với rất nhiều các chuyên gia, giáo sư đầu ngành của chẩn đoán hình ảnh, từ đó giúp nâng cao chất lượng đọc phim và có thể hội chẩn trực tuyến rất nhanh chóng khi gặp các ca bệnh phức tạp.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được giải đáp!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!