Các tin tức tại MEDlatec

Máu không lên não là như thế nào, có nguy hiểm không?

Ngày 15/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Máu không lên não khiến người bệnh xuất hiện các tình trạng: đau đầu, chóng mặt, kém tập trung,... Nếu tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp khắc phục thì có thể suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh,... thậm chí còn gây đột quỵ. Chi tiết mức độ nguy hiểm của máu không lên não sẽ được giải đáp ngay sau đây.

1. Dấu hiệu máu không lên não cần ghi nhớ

Máu không lên não (thiểu năng tuần hoàn não) là tình trạng mà não bộ không nhận đủ lượng máu cần thiết để hoạt động bình thường. Máu là nguồn cung cấp oxy và dưỡng chất thiết yếu cho não. Do giảm lưu thông máu lên não nên hoạt động não bộ dễ bị rối loạn vì tế bào não bị thiếu oxy.

Máu không lên não có thể xảy ra với mọi độ tuổi nhưng người cao tuổi thường là đối tượng dễ mắc phải hơn do chức năng hệ tuần hoàn ngày càng suy giảm. Các dấu hiệu của bệnh lý này thường là:

- Mất thăng bằng, chóng mặt, quay cuồng đầu óc.

- Khả năng tập trung giảm, trí nhớ kém.

- Cơn đau đầu có thể từ nhẹ đến nặng, thường xuất hiện ở vùng thái dương hoặc phía sau đầu.

- Chân tay bị tê hoặc mất cảm giác.

- Cảm giác thiếu năng lượng, suy nhược cơ thể, mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi.

- Giấc ngủ không sâu, mất ngủ.

- Ngất xỉu. 

Máu không lên não dễ gây nên tình trạng chóng mặt, đau đầu 

2. Máu không lên não có nguy hiểm không?

Tình trạng máu không lên não cản trở người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ:

2.1. Đột quỵ

Đây là tình trạng nguy hiểm nhất, xảy ra khi máu không lên não diễn tiến nghiêm trọng. Khi não không nhận đủ lượng máu cần thiết, các tế bào não sẽ bị thiếu oxy và tổn thương nghiêm trọng. 

Đột quỵ có thể xảy ra nếu một mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, gây liệt, mất cảm giác, mất ý thức, thậm chí tử vong. Đột quỵ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh mà còn tác động lớn đến gia đình và xã hội.

2.2. Ghi nhớ và nhận thức suy giảm

Thiếu máu lên não kéo dài sẽ làm các tế bào não bị tổn thương, suy giảm trí nhớ, nhất là với người cao tuổi. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, xử lý thông tin. Nếu không được can thiệp bằng biện pháp phù hợp, người bệnh sẽ gặp nhiều rào cản trong cuộc sống, học tập và làm việc không hiệu quả.

2.3. Rối loạn tâm lý

Khi não không nhận đủ oxy và dưỡng chất, các chức năng thần kinh không thể hoạt động hiệu quả nên người bệnh cũng sẽ có những thay đổi trong trạng thái tinh thần. Đây chính là lý do giải thích cho các biểu hiện:

- Cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình hoặc về các vấn đề trong cuộc sống mà mình có thể gặp phải.

- Trầm cảm với các triệu chứng như cảm giác buồn bã kéo dài, mất hứng thú với hoạt động hàng ngày, cảm giác vô vọng.

- Khó kiểm soát cảm xúc nên thường phản ứng bằng cách cáu gắt, bực bội hoặc phản ứng thái quá trước các tình huống đơn giản.

Rối loạn chức năng thần kinh do máu không lên não dễ khiến người bệnh không kiểm soát được cảm xúc và cáu gắt

3. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng máu không lên não?

Các biện pháp sau đây có thể giúp phòng ngừa hiệu quả nguy cơ máu không lên não:

- Thể dục đều đặn

Thể dục không chỉ tăng tuần hoàn máu, tốt cho tim mạch mà còn duy trì lưu thông máu đến não một cách ổn định. Đặc biệt, đi bộ, yoga, bơi lội,.. đều rất tốt để phòng ngừa máu không lên não.

- Điều chỉnh dinh dưỡng

Chế độ ăn cân bằng chất xơ, khoáng chất, vitamin có thể giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh lý tuần hoàn máu. Trong đó, thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, quả óc chó, dầu cá,... rất cần để cải thiện lưu thông máu lên não. Ngoài ra, để phòng ngừa máu không lên não nhóm thực phẩm giàu đường, muối và chất béo cũng nên hạn chế đưa vào thực đơn mỗi ngày.

- Theo dõi, thực hiện biện pháp ổn định cholesterol và huyết áp

Người bị bệnh huyết áp nếu đã được chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ thì cần tuân thủ đúng phác đồ này để kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là biện pháp dự phòng nên được thực hiện. Đây là cách giúp mỗi cá nhân biết được hiện trạng sức khỏe của mình, phát hiện các yếu tố nguy cơ khiến cho máu không lên não để có hướng ngăn chặn kịp thời. 

- Hạn chế căng thẳng tâm lý

Tập thói quen thư giãn, thiền định và giảm thiểu áp lực công việc, cuộc sống có thể giúp ngăn ngừa tình trạng co mạch do stress. Điều này giúp duy trì lưu lượng máu ổn định lên não.

- Hạn chế thuốc lá, rượu bia

Đây là những yếu tố góp phần làm xơ vữa động mạch và suy giảm chức năng tuần hoàn. Hạn chế hoặc từ bỏ các thói quen này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não.

Khám sức khỏe định kỳ để dự phòng, phát hiện sớm các vấn đề về thiểu năng tuần hoàn não

Nếu bạn có những triệu chứng như chóng mặt, đau đầu kéo dài, mất trí nhớ, hoặc tê bì chân tay thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp kiểm tra cần thiết để chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đây là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa các biến chứng xấu.

Quý khách hàng nghi ngờ dấu hiệu máu không lên não cần được kiểm tra, chẩn đoán chính xác, có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.