Các tin tức tại MEDlatec
Một số dấu hiệu rối loạn lipid máu thường gặp nhất
- 19/08/2020 | Máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì là tốt nhất cho sức khỏe?
- 08/10/2020 | Tìm hiểu về chỉ số Triglyceride và ý nghĩa trong xét nghiệm mỡ máu
- 19/08/2020 | Cần làm gì để hạn chế máu nhiễm mỡ khi mang thai hiệu quả?
- 15/08/2020 | Bác sĩ giải đáp: Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
- 09/07/2020 | Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu trong cơ thể?
1. Rối loạn lipid máu là bệnh gì?
Tình trạng Rối loạn lipid máu hay còn gọi là máu nhiễm mỡ do hàm lượng các chất mỡ tồn tại trong máu khá cao. Trong đó, chủ yếu gồm có Cholesterol, Triglyceride và một số thành phần khác. Khi nồng độ Cholesterol và Triglyceride tăng cao đột ngột sẽ làm giảm hàm lượng mỡ máu tốt trong cơ thể (HDL - Cholesterol), gây ra tình trạng rối loạn mỡ trong máu.
Bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ ngày càng nhiều
Bệnh nhân mắc bệnh mỡ nhiễm máu nếu không phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời thì khả năng cao sẽ dẫn đến một số bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. Điển hình nhất là các căn bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp,... Ngoài ra, khi không kiểm soát được nồng độ mỡ trong máu dù đã xuất hiện những biến chứng về tim mạch, bệnh nhân thường dễ bị tai biến mạch máu não.
Theo các bác sĩ, hàm lượng lipid trong máu tăng lên quá cao còn có thể dẫn đến tình trạng viêm tụy cấp. Nếu bệnh nhân không được thăm khám và can thiệp sớm, khả năng cao sẽ dẫn đến viêm tụy mạn. Một biến chứng khác nghiêm trọng hơn mà bệnh nhân thường gặp phải là đái tháo đường. Đây cũng là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, mọi người nên chủ động tìm hiểu các dấu hiệu rối loạn lipid máu để dễ dàng nhận biết bệnh sớm nhất.
2. Các dấu hiệu rối loạn lipid máu thường gặp
Sự hình thành và tiến triển của sự rối loạn lipid máu thường khá mờ nhạt nên việc nhận biết bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Do sự phát triển của bệnh cũng là quá trình chuyển biến sinh học và thường diễn ra trong một thời gian khá dài. Vì thế, bệnh lý này không có nhiều dấu hiệu đặc trưng ở thời điểm phát sinh bệnh.
Dấu hiệu của rối loạn lipid máu khá mờ nhạt
Hầu như các bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi hàm lượng mỡ trong máu đã tăng quá cao gây ra những biến chứng như ban vàng ở mí mắt, đầu gối và khủy tay hoặc biến chứng như nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp hoặc tai biến mạch máu não,... Để giúp các bạn dễ dàng nhận diện bệnh sớm, sau đây là một số dấu hiệu rối loạn lipid máu thường gặp ở người bệnh:
2.1. Dấu hiệu bên ngoài cơ thể
Thông qua những quan sát bên ngoài, bạn cũng có thể nhận biết bệnh mỡ nhiễm máu dựa trên những triệu chứng sau đây:
-
Cung giác mạc: có màu trắng hơi nhạt, hình tròn, được định vị xung quanh mống mắt. Đây là triệu chứng nhận biết bệnh có giá trị cao đối với những bệnh nhân dưới 50 tuổi.
-
Ban vàng: tập trung ở mí mắt phía dưới hoặc phía trên, đồng thời chúng cũng có thể phân tán rải rác xung quanh hoặc khu trú tại một vị trí.
-
U vàng gân: chủ yếu xuất hiện ở gân dũi của gót chân hoặc các ngón chân và bàn ngón tay ở các khớp đốt.
Ngón chân - ngón tay bị u vàng gân rõ rệt
-
U vàng dưới màng xương: phát sinh ở vị trí củ chày trước hoặc mỏm khuỷu (phần trên đầu xương). Triệu chứng này thường ít gặp ở bệnh nhân hơn u vàng gân.
-
U vàng da: thường xuất hiện ở đầu gối hoặc khuỷu tay.
-
Lòng bàn tay bị da ban vàng: thường xuất hiện trong lòng bàn tay hoặc các nếp gấp của ngón tay.
2.2. Dấu hiệu bên trong cơ thể
Dấu hiệu rối loạn lipid máu còn xuất hiện ở bên trong cơ thể với một vài triệu chứng như:
-
Xơ vữa động mạch: đây là dấu hiệu phổ biến và giúp nhận diện bệnh dễ dàng nhất. Tình trạng này thường xuất hiện khi lipoprotein đã tăng quá cao và thực sự rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, rất ít trường hợp phát hiện bệnh với biểu hiện xơ vữa động mạch mà thường đi kèm với một vài yếu tố nguy cơ khác như đái tháo đường hoặc hút thuốc. Khi động mạch bị tổn thương dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim, yếu liệt chân tay.
-
Nhiễm lipid võng mạc: chỉ phát hiện khi soi đáy mắt và chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có hàm lượng Triglycerides quá cao.
Gan nhiễm mỡ là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân
-
Gan nhiễm mỡ: có thể xuất hiện ở từng khu vực hoặc cả vùng gan. Để phát hiện bệnh, bác sĩ thường chỉ định chụp cắt lớp hoặc siêu âm ở vùng ô bụng. Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng Triglycerides trong máu tăng cao.
-
Viêm tụy cấp: có thể xuất hiện khi hàm lượng Triglycerides tăng cao, đạt mức 10 gam/L. Người bệnh thường bị đau bụng dữ dội theo từng cơn, buồn nôn và ói nhiều, đôi khi kèm theo những cơn sốt cao.
3. Hậu quả của tình trạng rối loạn lipid máu
Tương tự với các dấu hiệu rối loạn lipid máu, những hậu quả gây ra cũng không rõ rệt mà chủ yếu thông qua các bệnh lý khác. Khi hàm lượng mỡ trong máu tăng cao thì bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất là hệ thống động mạch. Bên cạnh đó, lớp nội mạc bên trong lòng động mạch cũng bị tác động gây xơ cứng, tạo ra những mảng xơ vữa bị lắng đọng làm hạn chế khả năng đàn hồi.
Rối loạn lipid máu có thể dẫn đến đột quỵ
Một số trường hợp bệnh nhân nhập viện với tình trạng yếu liệt nửa người, méo miệng, đau tức ngực và được chẩn đoán tai biến mạch máu não và bị nhồi máu cơ tim do xơ vữa mạch máu. Tuy nhiên, đó lại là hậu quả được gây nên do rối loạn lipid trong máu. Phần lớn, các bệnh nhân này có khả năng cứu vãn, hồi phục rất thấp ở thời điểm đó. Vì thế, mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh ngay từ đầu để hạn chế gặp phải những biến chứng nguy hiểm do tình trạng mỡ nhiễm máu gây nên.
Đối với những bệnh nhân có hàm lượng Triglycerid tăng quá cao dẫn đến viêm tụy cấp thường xuất hiện nhiều triệu chứng. Điển hình như đau bụng, huyết áp giảm, buồn nôn, suy thận hoặc hệ hô hấp suy giảm. Mặc dù, rối loạn lipid máu không gây ra những hậu quả trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đây lại là nguyên nhân gây chết người một cách thầm lặng. Dựa trên những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim mạch, suy thận hoặc đột quỵ.
4. Biện pháp phòng ngừa rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là một căn bệnh đáng lo ngại do những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Vậy có giải pháp nào giúp phòng ngừa rối loạn này không? Theo các bác sĩ, dù có những dấu hiệu rối loạn lipid máu hay không thì mọi người vẫn nên thực hiện những biện pháp sau đây để đẩy lùi hoặc hạn chế khả năng mắc bệnh:
-
Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh: ngủ đủ giờ - đúng bữa, ăn đủ bữa, tham gia các hoạt động giải trí - thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh.
-
Luyện tập thể dục mỗi ngày và từ bỏ những thói quen không tốt cho sức khoẻ như uống nhiều bia rượu hoặc hút thuốc lá. Nhằm nâng cao sức đề kháng, đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Tập luyện thể thao để hạn chế nguy cơ mắc bệnh
-
Điều chỉnh hàm lượng mỡ trong khẩu phần ăn: nên ăn những thức ăn có chứa mỡ máu tốt, điển hình như chất béo bão hòa từ mỡ thực vật (như bơ, dừa, đậu,...) hoặc động vật. Hạn chế dùng thức ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ,...
-
Bổ sung nhiều rau củ và trái cây trong khẩu phần ăn.
-
Nên duy trì cân nặng phù hợp dựa trên chỉ số khối cơ thể lý tưởng (BMI từ 19 đến 23). Không nên thừa cân quá mức vì dễ dẫn đến rối loạn lipid trong máu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
Mặc dù, những dấu hiệu rối loạn lipid máu không biểu hiện rõ rệt ở thời điểm mắc bệnh nhưng vẫn có thể kiểm soát bệnh bằng cách thực hiện những giải pháp phòng ngừa. Đồng thời, việc tham gia khám sức khỏe định kỳ hằng năm (6 tháng 1 lần) cũng giúp các bạn dễ dàng phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!