Các tin tức tại MEDlatec

Mụn cám ở mũi: Cách điều trị, phòng ngừa hữu hiệu nhất

Ngày 01/07/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Mụn cám ở mũi: Cách điều trị, phòng ngừa hữu hiệu nhất

Mụn cám ở mũi khiến nhiều chị em gặp khó khăn trong việc trang điểm, ngoài ra còn khiến chị em có cảm giác tự ti vì kém thẩm mỹ. Vì vậy, bài viết hôm nay MEDLATEC sẽ tổng hợp các nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa mụn cám ở mũi một cách đơn giản, hiệu quả.

1. Mụn cám ở mũi do đâu?

Mụn cám là những hạt mụn nhỏ li ti trên da mặt, đặc biệt tập trung nhiều ở vùng mũi. Nguyên nhân gây mụn cám ở mũi là rất nhiều, có thể kể đến như:

Rối loạn nội tiết tố

Mụn cám mọc nhiều ở mũi do rối loạn nội tiết tố, nhất là ở các bạn đang bước vào tuổi dậy thì, hormone sinh dục thay đổi. Lúc này, các tuyến nhờn trên da mặt hoạt động mạnh, kết hợp với bụi bẩn từ môi trường, sinh ra mụn cám.

Vệ sinh da không đúng

Vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách cũng là nguyên nhân gây mụn cám ở mũi. Theo đó, nếu bạn không tẩy trang mỗi ngày, đặc biệt là không tẩy trang và rửa mặt trước khi đi ngủ thì sẽ làm tăng nguy cơ nổi mụn cám cùng các vấn đề về da.

Có nhiều nguyên nhân khiến mụn cám nổi nhiều ở mũi

Thiếu ngủ và stress

Thiếu ngủ và stress kéo dài khiến hệ miễn dịch suy yếu và nội tiết tố bị rối loạn, không chỉ dễ nổi mụn cám ở mũi mà còn có thể khiến da bị kích ứng, nhiễm trùng. Đặc biệt, tiềm ẩn nhiều mối nguy hại và hệ lụy cho sức khỏe.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên thì mụn cám ở mũi có thể là do:

● Uống ít nước khiến da thiếu nước, bị khô, tuyến nhờn hoạt động mạnh. 

● Ăn thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, thức ăn nhanh,…

● Sai lầm trong việc chọn và sử dụng mỹ phẩm.

● Trong nhà có người thân cơ địa dễ nổi mụn.

● Nổi mụn cám ở mũi do do sinh lý (dậy thì, mang thai, mãn kinh,…).

2. Những cách điều trị mụn cám ở mũi tại nhà đơn giản

Thực tế thì mụn cám không gây đau nhức, chảy máu. Tuy nhiên, nếu bạn nặn mụn cám bừa bãi thì sẽ dẫn đến nguy cơ nổi mụn mủ, mụn bọc, nhưng nếu không nặn thì mụn cám sẽ trở thành mụn đầu đen. Dưới đây là những cách trị mụn cám ở mũi đơn giản để bạn tham khảo và áp dụng.

Sử dụng nước cốt chanh

Sau khi tẩy trang và rửa mặt với sữa rửa mặt, bạn sẽ dùng tăm bông để thấm vào nước cốt chanh tươi, sau đó thoa đều lên vùng mũi có mụn cám. Sau 5 - 10 phút thì rửa mặt và cấp ẩm cho da. Thực hiện đều đặn 1 - 2 lần/tuần để loại bỏ mụn cám triệt để.

Điều trị mụn cám đơn giản, hiệu quả với nước cốt chanh

Đắp mặt nạ cà chua

Hàm lượng vitamin A và C dồi dào trong cà chua có tác dụng kháng khuẩn, tẩy tế bào chết và trị mụn cám hiệu quả. Đầu tiên, cà chua rửa sạch, cắt miếng mỏng rồi đắp trực tiếp lên mặt. Nằm nghỉ ngơi trong 15 phút thì rửa mặt với nước. Bạn có thể thực hiện hàng ngày và mỗi ngày 1 - 2 lần.

Trị mụn cám ở mũi với nha đam

Nha đam giúp làm sạch da, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mụn cám. Cách thực hiện như sau: Rửa mặt sạch sẽ, lau khô rồi đắp miếng nha đam lên mặt. Đợi 15 phút sau, khi cảm nhận gel nha đam đã khô thì rửa mặt với nước. Cách này an toàn và hiệu quả nên có thể an tâm thực hiện 2 - 3 lần/tuần.

Dùng mật ong nguyên chất

Cách làm hết mụn cám ở mũi bằng mật ong được nhiều người áp dụng bởi tính hiệu quả và an toàn. Sau khi rửa mặt, bạn sẽ thoa trực tiếp mật ong lên vùng mũi, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng. Sau 15 phút thì rửa mặt và lau khô. Thực hiện cách này khoảng 2 - 3 lần/tuần để đạt hiệu quả cao nhất.

Trị mụn cám ở mũi bằng dầu dừa

Dầu dừa không chỉ trị mụn cám ở mũi hiệu quả mà còn giúp da luôn mềm mại và mịn màng. Sau khi rửa mặt thì bạn thoa một lớp dầu dừa mỏng lên mặt, sau đó massage nhẹ nhàng trong 1 - 2 phút rồi đợi trong 15 phút để dầu dừa khô. Cuối cùng, rửa mặt lại với nước. Nên thực hiện 2 - 3 lần/tuần để mụn cám được loại bỏ sạch sẽ.

Dầu dừa vừa trị mụn cám, vừa cấp ẩm cho da

Sử dụng lòng trắng trứng gà

Các vitamin và khoáng chất trong lòng trắng trứng gà mang đến nhiều lợi ích cho làn da. Đầu tiên, bạn tách lấy lòng trắng trứng và đánh bông lên. Tiếp đến, thoa trứng gà này trực tiếp lên mặt hoặc dùng mặt nạ giấy thấm vào rồi đắp lên mặt. Sau đó rửa mặt sạch với nước. Cứ thực hiện như vậy khoảng 1 - 2 lần/ tuần để mặt vừa hết mụn, vừa trắng sáng.

3. Những cách ngăn ngừa hình thành mụn cám ở mũi

Ngoài những cách nói trên thì bạn cũng cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây để phòng ngừa mụn cám hình thành ở mũi.

● Rửa mặt ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

● Luôn tẩy trang sau mỗi lần trang điểm, tuyệt đối không để nguyên lớp make up để đi ngủ qua đêm.

● Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần để loại bỏ da chết, ngăn ngừa sự hình thành mụn cám.

● Cấp ẩm cho da bằng toner và kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng da khô, tuyến nhờn hoạt động mạnh.

● Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây và uống nhiều nước mỗi ngày.

● Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng và áp lực.

● Giặt chăn ga gối nệm thường xuyên, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, ít bụi bẩn.

● Lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm chất lượng, phù hợp.

● Không lạm dụng miếng lột da vì sản phẩm này chỉ mang tính chất điều trị mụn cám ở mũi tạm thời. Sử dụng thường xuyên (hơn 1 lần/tuần) sẽ khiến da bị tổn thương, nhất là với da nhạy cảm.

Chú trọng vào việc vệ sinh và chăm sóc da để ngăn mụn cám hình thành

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách trị mụn cám ở mũi sao cho an toàn và hiệu quả. Đồng thời, “bỏ túi” được cho mình những bí quyết để ngăn ngừa mụn cám hình thành ở mũi hoặc các vùng da khác trên mặt.

Mọi nhu cầu thăm khám hay điều trị các bệnh lý, vấn đề về da, quý khách có thể an tâm đến chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Quý khách có thể gọi số 1900565656 của bệnh viện để được tư vấn thêm về dịch vụ và được hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng.

BS Vân đã duyệt

Từ khoá: mụn cám ở mũi

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.