Các tin tức tại MEDlatec
Mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Cách điều trị và phòng ngừa
- 03/12/2020 | Tổng hợp những cách điều trị mụn cóc hiệu quả hiện nay
- 03/12/2020 | Tìm hiểu nguyên nhân, cách phân biệt và điều trị mụn cóc
- 04/06/2022 | Cách điều trị mụn cóc ở trẻ em các bậc phụ huynh nên biết
- 15/05/2023 | Mụn cóc phẳng là gì? Nguyên nhân gây bệnh phổ biến
- 01/10/2023 | Trị mụn cóc bằng kem đánh răng hiệu quả như thế nào?
1. Mụn cóc là gì?
Trước khi tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì chúng ta cùng tìm hiểu mụn cóc là gì. Đây là một bệnh lý về da liễu do virus HPV gây ra. Cụ thể, khi trên da có những vết trầy xước thì virus HPV sẽ xâm xâm nhập vào, gây ra u nhú. Nhìn chung, u nhú này lành tính và thường là vô hại, có kích thước nhỏ, bề mặt sần sùi.
Hình ảnh mụn cóc nổi ở bàn tay với đặc điểm đặc trưng dễ nhận biết
2. Nguyên nhân và triệu chứng mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Mụn cóc có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi. Và trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị mụn cóc.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây ra mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là các bé chưa biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể, có thói quen đi chân đất cũng như dùng tay để chạm vào bất cứ thứ gì mà các bé nhìn thấy. Khi bị ngứa, bé có xu hướng gãi mạnh khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện để virus HPV (cùng các loài virus, vi khuẩn khác) xâm nhập và lây lan, gây ra mụn cóc và các hiện tượng nhiễm trùng da khác.
Nhìn chung, mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi khá hiếm gặp. Còn mụn cóc ở trẻ em từ 2 tuổi, đặc biệt là từ 3 tuổi trở lên là rất phổ biến, nhất là với những bé hiếu động, thích vui chơi, khám phá ngoài trời.
Triệu chứng
Mụn cóc có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng nhiều hơn cả là mặt (nhất là quanh miệng), bàn tay, bàn chân và bộ phận sinh dục. Mụn cóc ở mặt có hình dáng như ngón tay với màu sắc khác biệt, dễ nhìn thấy. Mụn cóc ở tay có hình dáng như mái vòm, sờ vào thấy cứng và thô. Nếu là mụn cóc ở lòng bàn chân thì trẻ có thể cảm thấy đau như giẫm phải đá hay vật sắc nhọn.
Riêng ở bộ phận sinh dục, mụn cóc có nhiều hình dạng và đặc điểm khác nhau, tùy vào vị trí mọc. Chẳng hạn, ở dương vật, âm vật hay hậu môn thì thường nổi các hạt mụn cóc thô ráp. Trong khi đó, tại các vị trí khác của vùng kín, mụn cóc có thể phẳng, bề mặt bóng mịn như nhung.
Mụn cóc rất phổ biến ở trẻ nhỏ do các bé chưa biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể
3. Điều trị mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đa số các trường hợp mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là lành tính. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp trẻ bị đau nhẹ, hơi ngứa, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, mụn cóc còn khiến trẻ tự ti, mặc cảm với bạn bè. Do đó, khi thấy trẻ bị nổi mụn cóc, bạn có thể áp dụng các cách sau.
Mụn cóc ở trẻ sơ sinh
Mụn cóc ở trẻ sơ sinh khó phát hiện hơn do bé chưa biết nói. Tuy nhiên, việc điều trị lại đơn giản hơn, bạn có thể tự can thiệp để cải thiện tình trạng bằng những cách sau.
● Cho bé ngâm tay chân trong chậu nước ấm mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 5 phút nếu mụn cóc nổi ở tay chân.
● Với mụn cóc thô ráp và cứng, bạn có thể dùng dũa móng tay hoặc miếng đá bọt để mài. Lưu ý là thực hiện nhẹ nhàng và không dùng vật dụng này với bất kỳ người nào khác.
● Nếu được bác sĩ cho dùng thuốc bôi thì bôi thuốc lên vùng da cần điều trị, tránh bôi dây ra những vùng da khác.
● Rửa tay sạch sẽ để tránh bị lây nhiễm.
Sau 2 - 4 tháng thực hiện cách trên, tình trạng mụn cóc ở trẻ sơ sinh sẽ thuyên giảm và hết. Nếu không hết thì bạn có thể đưa bé đi khám để bác sĩ cho thuốc khác hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu mụn cóc nổi ở mặt thì bạn không được tự ý điều trị mà cũng nên cho bé đến gặp bác sĩ.
Bạn có thể tự điều trị mụn cóc ở trẻ sơ sinh bằng cách ngâm tay chân bé trong nước ấm
Mụn cóc ở trẻ em
Với mụn cóc ở trẻ em từ 2 - 3 tuổi trở lên thì ngoài những cách điều trị trên, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp dân gian, sử dụng các thảo dược như lá tía tô, trái nhàu, củ tỏi để trị mụn cóc. Bên cạnh đó, sử dụng miếng dán Plasters trị mụn cóc cũng là một cách hiệu quả, không gây đau hay khó chịu cho trẻ.
Nếu mụn cóc nổi ở mặt và bộ phận sinh dục, gây ngứa, đau, cản trở sinh hoạt hàng ngày và khiến bé xấu hổ, mặc cảm thì bạn cần cho bé đi khám. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc bôi có chứa axit salicylic hoặc các phương pháp điều trị đặc hiệu khác như đông lạnh, dùng băng keo chuyên dụng,…
4. Biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Để phòng ngừa mụn cóc ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý các vấn đề sau.
● Hướng dẫn và xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay, nhất là sau khi đi vệ sinh, sau khi ra ngoài về, trước khi ăn,…
● Luôn mang giày dép, thậm chí là tất vớ khi ra ngoài. Tuyệt đối không đi chân trần, chân đất trên nền đất hay sàn nhà tắm, sàn bể bơi công cộng,…
● Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân như khăn lau mặt, bình nước uống,… với người khác và dạy trẻ duy trì thói quen này.
● Nếu trẻ bị trầy xước, có vết thương hở ngoài da thì cần vệ sinh và băng bó cẩn thận. Không cho trẻ dùng tay để gãi hay chạm vào vết thương để tránh nhiễm trùng.
● Trẻ từ 9 tuổi trở lên thì cho tiêm phòng vắc xin ngừa HPV.
Phòng ngừa mụn cóc ở trẻ em bằng cách hướng dẫn bé rửa tay thường xuyên
Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được tư vấn thêm, bạn có thể đến gặp bác sĩ Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại Bệnh viện hay bất kỳ Phòng khám nào của MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 ngay từ bây giờ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!