Các tin tức tại MEDlatec
Nang keo tuyến giáp: Triệu chứng và cách điều trị
- 27/08/2024 | Nhân tuyến giáp: Phân loại bệnh và cách điều trị hiệu quả
- 01/08/2023 | Đốt sóng cao tần tuyến giáp, những vấn đề không nên bỏ qua
- 31/08/2023 | Những điều nên biết về kỹ thuật RFA tuyến giáp
- 10/09/2024 | Thuốc tuyến giáp có tác dụng gì? Những lưu ý để dùng thuốc an toàn
1. Triệu chứng nang keo tuyến giáp
Nang keo tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp to bất thường và bên trong có dịch keo. Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như thiếu hụt i-ốt, do sử dụng thuốc hay ăn quá nhiều một số thực phẩm, nhất là su su, bắp cải, sắn,…
Cổ phình to có thể do nang keo tuyến giáp
Phần lớn người bệnh nang keo tuyến giáp thường không có biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân gặp phải những triệu chứng sau:
- Cổ trước phình to khi những nang giáp to lên.
- Khó thở hoặc nuốt nghẹn: Thường gặp ở những trường hợp nang lớn gây chèn ép lên khí quản hoặc thực quản.
- Cảm giác nặng nề và đau vùng cổ, khó nuốt thức ăn.
- Giọng khàn hơn hoặc không rõ tiếng.
- Mệt mỏi.
2. Nang keo tuyến giáp có nguy hiểm không?
Tuy là bệnh lành tính nhưng nang keo tuyến giáp có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn, vì thế, bạn không nên chủ quan nếu có biểu hiện mắc bệnh. Nếu nang keo khiến tuyến giáp ngày càng phình to, người bệnh sẽ khó nuốt, khó thở và thường xuyên mệt mỏi, có thể dẫn đến cường giáp hay suy giáp.
Người bệnh bướu giáp keo luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng
Thậm chí, về lâu dài, bướu giáp keo còn có thể bị canxi hóa, chảy máu, tiến triển thành ung thư. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết bằng kim nhỏ để xác định tình trạng bệnh là lành tính hay ác tính.
Một số biến chứng bệnh khác mà người bệnh có thể phải đối mặt như nhiễm độc giáp, tổn thương dây thần kinh thanh quản, cần uống thuốc bổ sung tuyến giáp suốt đời (nếu bệnh nhân bị cắt bỏ tuyến giáp),…
3. Chẩn đoán và điều trị nang keo tuyến giáp
3.1. Chẩn đoán
Như đã nêu trên, triệu chứng nang keo tuyến giáp thường không rõ ràng, vì thế, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán bệnh như sau:
- Siêu âm tuyến giáp: Giúp đánh giá được hình dạng cũng như kích thước tuyến giáp, xác định có nang keo hay không và tính chất nang keo như thế nào.
Siêu âm tuyến giáp để chẩn đoán bệnh
- Chọc hút nang để đánh giá tính chất của nang là lành tính hay ác tính.
- Xét nghiệm hormone tuyến giáp như TSH, T4, T3 để đánh giá chức năng tuyến giáp và xác định về sự tồn tại của nang tuyến giáp.
3.2. Điều trị nang keo tuyến giáp
Trường hợp được chẩn đoán nang keo tuyến giáp thì bạn không nên quá lo lắng vì bệnh có nhiều phương pháp điều trị với tỷ lệ điều trị thành công cao, đồng thời ít để lại biến chứng.
Mục đích trị bệnh là giảm kích thước của bướu giáp keo. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị nang keo tuyến giáp mà bác sĩ có thể chỉ định:
Người bệnh nên bổ sung đầy đủ muối i-ốt
- Bổ sung I-ốt: Phù hợp với người bị bệnh do thiếu i-ốt và vẫn đảm bảo chức năng của tuyến giáp. Người bệnh có thể được chỉ định dùng dung dịch Lugol chứa muối của I-ốt. Thời gian điều trị thường kéo dài ít nhất là 6 tháng. Trong quá trình dùng thuốc, cần khám định kỳ và nếu có biểu hiện bất thường thì cần thông báo ngay tới bác sĩ. Không nên tự ý dùng các loại thực phẩm chức năng chứa I-ốt.
- Bổ sung hormone tuyến giáp: Thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị nang keo tuyến giáp do thiếu hụt hormone tuyến giáp và cả những trường hợp thiếu hụt I-ốt. Những người chống chỉ định với phương pháp này bao gồm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, bị đau thắt ngực, cường giáp trạng, bị loãng xương, bệnh lao thể hoạt động,…
Phương pháp này giúp nang keo nhỏ lại và đảm bảo chức năng của tuyến giáp nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định như sút cân, tăng tiết mồ hôi, hồi hộp, cảm giác nóng bức,… Trong thời gian dùng thuốc, bạn nên xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi các chỉ số T3, T4, FT3, FT4 và TSH để theo dõi hiệu quả điều trị và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết.
- Phẫu thuật: Thường được áp dụng với những trường hợp tuyến giáp to quá mức, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Phương pháp phẫu thuật này không quá phức tạp và nếu sức khỏe ổn định, bệnh nhân có thể ra viện sau vài ngày. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể và rõ ràng hơn.
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung đủ lượng I-ốt cho cơ thể, nên dùng muối I-ốt trong khi nấu ăn và hãy lên thực đơn đa dạng món ăn. Để đảm bảo chất lượng muối I-ốt, nên bảo quản muối trong lọ kín, để ở nơi khô mát, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào lọ muối.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh nang keo tuyến giáp và các phương pháp điều trị bệnh. Tỷ lệ người mắc các bệnh lý tuyến giáp, bao gồm bướu giáp keo đang ngày càng tăng. Vì thế, bạn cần chú ý hơn trong việc bảo vệ sức khỏe tuyến giáp. Với những người có nguy cơ cao, nên đi kiểm tra định kỳ để sớm nhận biết những bất thường và kịp thời điều trị.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám, chẩn đoán và điều trị những bệnh lý tuyến giáp đáng tin cậy. Không chỉ quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao, MEDLATEC còn sở hữu những trang thiết bị y tế hiện đại, giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng hơn và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tuyến giáp, quý khách hàng hãy nhanh chóng liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ trực tiếp cho bạn 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!