Các tin tức tại MEDlatec
Ngủ chảy dãi là do những nguyên nhân nào?
- 14/03/2023 | Tại sao khi ngủ hay bị giật mình?
- 07/03/2023 | Nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất cho sức khỏe?
- 22/02/2023 | Chu kỳ giấc ngủ diễn ra như thế nào?
- 07/04/2023 | Ngủ nằm sấp - không thấy lợi, chỉ thấy hại
- 10/02/2023 | Những tác hại khi sử dụng điện thoại trước khi ngủ nhiều người chưa biết
1. Ngủ chảy dãi là gì?
Khi chúng ta ngủ, lượng nước dãi hay nước bọt sẽ tích lũy trong miệng. Đến một giới hạn nhất định, các cơ mặt sẽ không thể kiểm soát được. Do đó, những người đang nằm nghiêng sẽ gặp phải tình trạng nước bọt chảy ngược ra bên ngoài. Đối với những người nằm ngửa, tình trạng nước bọt bị chảy ra khi ngủ sẽ ít gặp hơn vì nếu tích lũy quá nhiều, nước bọt có thể tự chảy xuống dạ dày. Nước bọt chảy ra khi ngủ sẽ thấm vào chăn, gối và gây ra mùi khó chịu.
Ngủ chảy dãi do nhiều nguyên nhân
Ngủ chảy dãi có thể gặp ở những đối tượng trẻ nhỏ nhưng người trẻ và người cao tuổi cũng có thể gặp phải. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và kèm theo một số biểu hiện bất thường khác thì rất có thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý nào đó và tốt nhất bạn nên đi khám sớm.
2. Ngủ chảy dãi là do những nguyên nhân nào?
Một số yếu tố như các loại thức ăn, nhất là thức ăn có vị chua, giờ ăn, những hình ảnh hay lời nói liên quan đến vấn đề ăn uống,... có thể khiến tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn bình thường.
Tuy nhiên, nếu không phải do những yếu tố kể trên mà tuyến nước bọt của bạn vẫn hoạt động mạnh mẽ, đặc biệt là trong khi ngủ, khiến gối của bạn ướt đẫm và có mùi khó chịu sau khi ngủ dậy. Đồng thời, hiện tượng này xảy ra liên tục thì rất có thể là bạn đang gặp phải một số bệnh lý dưới đây:
- Một số bệnh về thần kinh hoặc đột quỵ:
Các bệnh về thần kinh như Parkinson, xơ cứng teo cơ một bên, liệt Bell,... có thể khiến bạn bị chảy nước bọt nhiều hơn, kể cả trong khi ngủ. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
Trong một số trường hợp, chảy nước bọt nhiều bất thường kể cả trong khi ngủ và khi đang thức, nhất là vào buổi tối rất có thể là biểu hiện của bệnh đột quỵ. Do đó, bạn không nên chủ quan với tình trạng chảy nước bọt nhiều bất thường.
Bên cạnh đó, những trường hợp bị căng thẳng quá mức, rối loạn giấc ngủ và suy nhược cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng ngủ chảy nước miếng.
Chứng ngưng thở khi ngủ gây chảy nước bọt
- Do chứng ngưng thở khi ngủ
Biểu hiện của căn bệnh này là tình trạng ngưng thở lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm, người bệnh ngáy nhiều, kèm theo tình trạng ngủ chảy dãi. Khi ngưng thở liên tục, tình trạng thiếu oxy diễn ra liên tục có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
- Viêm amidan:
Khi amidan bị sưng, đường thở sẽ bị thu hẹp lại khiến cho việc nuốt nước bọt rất khó khăn và dẫn đến tình trạng nước bọt chảy ra ngoài hoặc người bệnh phải thường xuyên nhổ nước bọt.
- Liệt mặt: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cơ mặt bị giãn ra và người bệnh gặp khó khăn khi giữ nước bọt trong miệng. Đặc biệt, những người bệnh cao tuổi rất khó khăn trong việc nhai nuốt và dễ bị chảy nước miếng khi ngủ.
Ngoài triệu chứng sớm là ngủ chảy dãi, người bệnh còn có thể xuất hiện những biểu hiện như đau ngực, huyết áp cao, nói chuyện khó khăn, mất thị lực một bên,... Nếu thấy những biểu hiện trên, nên đi khám càng sớm càng tốt.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh dễ bị nuốt vướng và chảy nước miếng.
Ngủ chảy dãi do bệnh trào ngược dạ dày
- Viêm xoang: Khi mắc bệnh này, việc hít thở của người bệnh rất khó khăn, tăng tiết nước bọt và dễ gây chảy dãi khi ngủ.
- Dị ứng một số loại thực phẩm hoặc tình trạng viêm mũi dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy nước miếng, kể cả khi đang ngủ.
- Một số bệnh về răng miệng như viêm họng, sâu răng, niêm mạc miệng bị viêm loét,... có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn về việc kiểm soát nước bọt khi ngủ.
- Ngoài các nguyên nhân kể trên thì một số loại thuốc điều trị hoặc vấn đề rối loạn hệ nội tiết có thể gây ra hiện tượng ngủ chảy nước dãi.
3. Cải thiện tình trạng ngủ chảy dãi bằng cách nào?
Để khắc phục tình trạng ngủ chảy dãi, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
- Trước khi ngủ:
+ Không nên ăn quá no, không nên ăn những thực phẩm có tính cay nóng hoặc dễ gây kích thích,...
Không nên ăn những món ăn quá chua hoặc ăn quá no trước khi ngủ
+ Vệ sinh xoang mũi: Đây là phương pháp giúp mũi luôn thông thoáng, hạn chế tình trạng mũi bị tắc và hạn chế thở bằng miệng khi ngủ, từ đó có thể hạn chế tối đa nguy cơ chảy dãi khi ngủ. Có thể sử dụng các sản phẩm vệ sinh xoang mũi chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi ngủ: Nếu thói quen nằm nghiêng sang trái hoặc phải khiến bạn thường xuyên bị ngủ chảy dãi, bạn có thể khắc phục bằng cách nằm ngửa khi ngủ và nên kê gối cao hơn một chút, giúp nước bọt có thể dễ dàng chảy xuống thực quản và dạ dày.
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái cũng là cách hạn chế tình trạng chảy nước dãi khi ngủ.
- Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc cũng là một trong những cách giúp bạn cảm thấy thoải mái, cơ thể được tái tạo năng lượng và tránh nguy cơ ngủ chảy nước miếng.
Nên nằm ngửa khi ngủ để tránh bị chảy nước miếng
- Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng chảy nhiều nước dãi khi ngủ. Nếu nguyên nhân là do thuốc, bác sĩ có thể thay thế loại thuốc phù hợp hơn cho bạn.
Nếu đã thực hiện một số lưu ý trên những tình trạng chảy nước miếng khi ngủ vẫn diễn ra thường xuyên, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của mình. Tùy từng trường hợp và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Để tìm hiểu thêm về tình trạng này hoặc có nhu cầu thăm khám, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!