Các tin tức tại MEDlatec
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ - các phương pháp điều trị và phòng ngừa
- 21/03/2023 | Nguyên nhân và cách nhận biết hội chứng ngưng thở khi ngủ
- 17/06/2024 | Mách bạn cách hết bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
- 01/10/2023 | Vì sao đổ mồ hôi lưng khi ngủ?
- 10/08/2024 | 5 thắc mắc thường gặp về hội chứng ngưng thở khi ngủ
- 01/03/2024 | Chứng ngưng thở khi ngủ và những thông tin cơ bản không nên bỏ qua
1. Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là gì?
Hiểu đơn giản thì ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là tình trạng ngưng thở tạm thời trong thời gian ngắn do mô mềm ở họng và lưỡi bị hạ xuống trong lúc ngủ. Lúc này, dù bạn cố gắng hít thở thì cũng có rất ít không khí được đi vào phổi, do đó, buộc phải thức giấc dù có thể bạn đang ngủ rất ngon.
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ thường xảy ra ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Ngoài ra, những người hay bị sưng viêm amidan, VA hay có dị tật ở xương hàm dưới cũng dễ bị tình trạng này. Nếu để kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ khiến người bệnh tạm thời ngưng thở và tỉnh giấc
2. Nhận biết ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ như thế nào?
Vì ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ xảy ra trong lúc ngủ nên bản thân người bệnh sẽ không nhận biết được các dấu hiệu, nghĩa là không ý thức được mình đang tạm thời bị ngưng thở. Thay vào đó, chỉ người ngủ cùng (bố mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái) mới có thể biết được người bệnh đang bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ qua các dấu hiệu sau.
● Ngáy to vào một thời điểm không cố định hoặc có thể là ngáy xuyên đêm. Tiếng ngáy ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của người bên cạnh.
● Tiếng thở hổn hển hoặc như đang bị nghẹt thở, khó thở.
● Có hiện tượng co giật hoặc cơ thể chuyển động trong khi ngủ.
● Sau khi co giật thì người bệnh sẽ tỉnh giấc, sau đó có thể trằn trọc, thao thức và khó vào lại giấc ngủ.
Ngoài ra, cũng có thể nhận biết ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ thông qua các biểu hiện của sáng hôm sau, chẳng hạn như:
● Người mệt mỏi, uể oải vì ngủ không ngon, không đủ giấc.
● Cổ họng bị khô, đau và khát nước do khi ngủ thở bằng miệng.
● Tâm trạng cáu gắt, khó chịu, nóng nảy.
● Khó tập trung, giảm trí nhớ, chất lượng công việc và kết quả học tập giảm sút.
● Lơ mơ, không tỉnh táo, ngủ gật và thèm ngủ cả ngày.
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ làm người bệnh mệt mỏi và uể oải do ngủ không ngon
3. Điều trị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng mà có phương pháp điều trị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cho phù hợp.
Dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP)
Đây là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay. Công dụng chính của máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) là đưa không khí vào trong phổi của người bệnh thông qua mặt nạ đeo trên mặt. Nhờ đó, kiểm soát và phòng ngừa tình trạng ngưng thở tắc nghẽn trong khi ngủ, đồng thời, làm giảm tiếng ngáy hiệu quả.
Tuy nhiên, nhược điểm của máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) là giá thành cao, và việc đeo máy khi ngủ tương đối cồng kềnh, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc lựa chọn được tư thế ngủ phù hợp. Đặc biệt, nếu là trẻ em thì các bé sẽ rất khó “hợp tác” với thiết bị này.
Người bệnh đeo máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) để hỗ trợ đường thở
Dùng thiết bị hỗ trợ miệng
Nếu ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ do dị tật xương hàm dưới thì người bệnh có thể sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng, gọi là thiết bị hỗ trợ miệng. Thiết bị này được thiết kế riêng cho người bệnh, được đưa vào hàm và nâng đỡ lưỡi để cổ họng không bị tắc nghẽn, gây ngưng thở khi ngủ.
Phẫu thuật tai mũi họng
Nếu ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ do sưng viêm amidan, VA thì người bệnh sẽ được phẫu thuật nạo cắt amidan, VA. Ngoài ra, phương pháp này cũng được áp dụng để phẫu thuật xương hàm dưới bị dị tật hoặc phẫu thuật mũi nếu có sự bất thường về cấu trúc, gây ra các vấn đề về hô hấp.
4. Phòng ngừa ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ khiến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, lâu dài gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và tinh thần. Nghiêm trọng hơn, tình trạng ngưng thở này có thể tiềm ẩn các biến chứng như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong. Do đó, để phòng ngừa, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau.
● Chọn tư thế ngủ phù hợp, cụ thể là ngủ nghiêng. Bởi vì khi nằm ngửa thì mô mềm ở họng và lưỡi càng xẹp xuống, càng làm tắc nghẽn đường thở. Còn ngủ nghiêng thì tình trạng này sẽ đỡ hơn, bạn có thể lựa chọn nghiêng sang phải hoặc trái, miễn sao thấy thoải mái.
● Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý và nước ấm thường xuyên để đường thở luôn được sạch sẽ và thông thoáng, ngăn ngừa tình trạng viêm họng, nghẹt mũi, sổ mũi, từ đó phòng ngừa tắc nghẽn đường thở và ngưng thở khi ngủ.
● Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống đủ chất, tích cực vận động, tránh xa các tác nhân có hại như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích. Việc này giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng ngừa được nhiều bệnh tật, trong đó có ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.
● Không sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc chống động kinh trước khi đi ngủ. Nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn thời điểm uống thuốc cho phù hợp.
● Tích cực giảm cân vì thừa cân, béo phì sẽ làm các triệu chứng và biến chứng của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ thêm nghiêm trọng.
Nằm ngủ nghiêng sang một bên là cách đơn giản để phòng ngừa ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
Đặc biệt, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và người luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược do thiếu ngủ, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Trong số các cơ sở y tế uy tín hiện nay, bạn có thể an tâm lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại đây sẽ kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng bạn đang gặp phải và có phương án điều trị hiệu quả nhất.
Để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, đồng thời đặt lịch khám trước giúp tiết kiệm thời gian, quý khách hãy gọi đến số Tổng đài của MEDLATEC 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!