Các tin tức tại MEDlatec
Người bị viêm gan B có hiến máu được không và những bệnh lý cần lưu ý khi hiến máu
- 21/10/2024 | Xét nghiệm viêm gan B mất bao lâu? Gợi ý đơn vị thực hiện xét nghiệm nhanh chóng
- 23/10/2024 | Viêm gan B lây qua đường nào và các biện pháp phòng ngừa
- 04/11/2024 | Cập nhật báo giá chích ngừa viêm gan B bao nhiêu tiền
- 03/12/2024 | Huyết thanh viêm gan B: Thời điểm thích hợp tiêm, tác dụng phụ sau tiêm
- 04/12/2024 | Thuốc Tenofovir điều trị viêm gan B và HIV: Chi tiết công dụng và cách dùng
1. Hiến máu là gì? Lợi ích khi hiến máu
Trong máu có khoảng 55% thể tích là huyết tương, 45% còn lại là những tế bào máu. Trong những tế bào máu này, số lượng hồng cầu chiếm đa số, rồi đến bạch cầu và tiểu cầu. Một người có sức khoẻ bình thường có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân điều này đã được khoa học chứng minh.
Hiến máu nhân đạo - nghĩa cử cao đẹp mang đến giá trị sức khỏe cho người nhận
Mỗi người có thể hiến máu một vài lần trong năm nhờ chu kỳ sinh lý của máu mà không làm tổn hại cơ thể. Thậm chí, hành động cao đẹp này còn được xem là cách để hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của việc hiến máu có thể bạn chưa biết:
- Hỗ trợ kích thích quá trình sản sinh máu.
- Đào thải sắt cũ và kích thích quá trình tái tạo sắt mới.
- Được khám sức khỏe miễn phí.
- Biết được nhóm máu cá nhân và tình hình sức khỏe cùng các bệnh lý truyền nhiễm có thể mắc phải.
2. Viêm gan B có hiến máu được không?
Trước khi trả lời cho câu hỏi trên, bạn cần phải nắm được một số thông tin tổng quan về bệnh viêm gan B. Theo đó, bệnh viêm gan B là bệnh truyền nhiễm lây truyền qua con đường máu. Bệnh có thể tiến triển tới viêm gan mạn tính, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan.
Các chủng virus viêm gan B có thể lây lan thông qua dịch cơ thể, trong đó có máu và những sản phẩm máu khác. Nếu một bệnh nhân viêm gan B hiến máu, các virus gây bệnh sẽ lây truyền sang cho người khác. Việc làm này không chỉ khiến cho sức khỏe của người tiếp nhận máu bị ảnh hưởng mà còn vi phạm những quy định an toàn trong lĩnh vực y tế.
Vì vậy, với câu hỏi viêm gan B có hiến máu được không, ta có thể khẳng định là không. Bệnh nhân bị nhiễm virus HBV dù ở thể nào đều không được hiến máu. Đây là quy định được áp dụng nhằm phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm virus cho người khác.
Bệnh nhân viêm gan B có hiến máu được không: Câu trả lời là không vì virus HBV có thể lây cho người khác
3. Điều kiện nào cần đáp ứng khi tham gia hiến máu?
Bên cạnh việc tìm hiểu về chủ đề viêm gan B có hiến máu được không thì các điều kiện tham gia chương trình cũng được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, để tham gia hiến máu nhân đạo, cá nhân mỗi người cần đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
- Nằm trong độ tuổi từ 18 đến 60, có đầy đủ các giấy tờ tùy thân hợp pháp (CCCD hoặc hộ chiếu), cân nặng từ 45kg đối với nam và từ 42kg đối với nữ.
- Người hiến máu cần đảm bảo sức khỏe, không bị mắc phải các bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính. Bên cạnh đó, người tham gia cũng không mắc phải các bệnh có tính lây nhiễm thông qua đường truyền máu như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B - C, bệnh sốt rét, bệnh giang mai,...
- Mạch dao động 60 - 90 lần/phút, không bị huyết áp thấp hoặc huyết áp cao tại thời điểm hiến máu.
- Khoảng cách giữa hai lần tham gia hiến máu tối thiểu là 12 tuần.
- Đối với nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt không được tham gia hiến máu.
- Những người vừa tiêm vắc xin rubella sởi, thương hàn, bệnh tả, bệnh quai bị, lao hoặc thủy đậu nên tạm hoãn hiến máu trong ít nhất 1 tháng.
- Những người vừa xăm, xỏ lỗ tai hoặc châm cứu,... thì cần hoãn hiến máu trong ít nhất 6 tháng.
- Những trường hợp vừa phẫu thuật, bệnh nhân sốt rét, người vừa tiêm vacxin dại hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần hoãn hiến máu trong 12 tháng.
Người tham gia hiến máu cần đáp ứng những điều kiện về sức khỏe
4. Trước và sau hiến máu cần lưu ý điều gì?
Hiến máu nhân đạo là nghĩa cử vô cùng cao đẹp, mang đến cho nhiều người những "món quà sức khỏe" có giá trị. Để việc hiến máu diễn ra thuận lợi, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:
4.1. Trước thời gian hiến máu
- Không được thức khuya trước ngày tham gia hiến máu, cần ngủ ít nhất 6 tiếng đồng hồ.
- Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và đạm. Bạn chỉ nên ăn uống nhẹ nhàng.
- Không uống rượu - bia hoặc các loại đồ uống có cồn, có chất kích thích. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước.
- Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân cần có.
- Giữ tâm lý ổn định và thoải mái.
4.2. Sau khi hiến máu
- Sau khi hoàn tất quá trình lấy máu, bạn nên gập chặt cánh tay để ép bông gạc vào khu vực vừa lấy máu trong 15 phút, qua đó giúp cầm máu tốt hơn.
Sau hiến máu bạn cần nghỉ ngơi tại chỗ để được theo dõi
- Sau khi hiến máu, bạn nên nghỉ ít nhất 15 phút tại điểm hiến máu để được theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy buồn nơi, bị đau đầu nhẹ hoặc bị choáng váng thì nên nằm xuống và hơi nâng nhẹ phần chân lên. Trong trường hợp, tình trạng này tái diễn trong vài giờ sau đó, bạn nên đến các trạm y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và can thiệp.
- Uống nhiều nước.
- Chỉ ra về khi cơ thể cảm thấy thoải mái, không có biểu hiện choáng váng hay đau đầu, buồn nôn.
- Nếu vết kim tiêm đâm có tình trạng chảy máu thì cần tiến hành cầm máu.
- Nếu vết tiêm có xuất hiện vết bầm thì bạn nên chườm lạnh trong 24 giờ đầu sau khi lấy máu để cải thiện tình trạng.
Một lần nữa có thể khẳng định rằng, hiến máu là nghĩa cử vô cùng cao đẹp và cần được tuyên truyền rộng rãi. Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại.
Với chủ đề viêm gan B có hiến máu được không, MEDLATEC đã cập nhật thông tin và mang đến cho bạn câu trả lời cần thiết. Bệnh nhân viêm gan B không nên tham gia hiến máu để tránh lây lan cho những người xung quanh. Để được tư vấn kỹ hơn, bạn có thể liên hệ với số hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!