Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm và các cách điều trị
- 01/10/2023 | Tổng hợp một số cách trị mụn bằng mật ong dễ thực hiện tại nhà
- 28/08/2024 | Nguyên nhân nổi mụn trắng vùng bìu gây ngứa và cách điều trị
- 01/09/2024 | Nổi sẩn mụn nước rải rác, ngứa ran toàn thân, bé gái 12 tuổi mắc căn bệnh da liễu “bị xa lánh”
1. Sơ lược về mụn bọc ở cằm
Không giống như mụn trứng cá, mụn bọc thường có kích thước lớn, bên trong chứa dịch mủ và gây sưng viêm trên da. Trong nhiều trường hợp, mụn bọc khiến bạn cảm thấy đau rát, ngứa ngáy và khó chịu.
Mụn bọc ở cằm là mụn bọc mọc tập trung ở cằm, được chia thành 3 loại là mụn bọc không nhân, mụn bọc có nhân và mụn bọc bị chai, trong đó:
- Mụn bọc không nhân: Mụn có kích thước lớn, sờ tay vào thấy cộm và đau. Loại mụn này rất khó điều trị, nếu điều trị không đúng cách dễ để lại sẹo rỗ.
- Mụn bọc có nhân: Mụn có đầu trắng, sờ tay vào thấy cứng và nhức. Nếu nặn mụn bằng tay hay vật sắc nhọn có thể loại bỏ được nhân mụn nhưng rất dễ gây viêm nhiễm.
- Mụn bọc bị chai: Là mụn có nhân không được điều trị triệt để, trở nên khô cứng và biến đổi màu sắc, từ đỏ chuyển qua thâm sạm, thâm đen. Loại mụn này ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ.
Rất nhiều người gặp phải tình trạng mụn bọc ở cằm, gây đau và mất thẩm mỹ
2. Nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm
Rối loạn nội tiết, vệ sinh da không đúng cách, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,… là những nguyên nhân khiến mụn bọc nổi ở cằm.
Rối loạn nội tiết
Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai, phụ nữ tới chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Lúc này, nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi thất thường làm tăng tiết dầu trên da, hệ quả là mụn bọc nổi nhiều ở cằm và các vị trí khác.
Vệ sinh da không đúng cách
Những sai lầm trong chăm sóc da sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề cho da, trong đó có nổi mụn bọc ở cằm. Chẳng hạn, vệ sinh da qua loa, không làm sạch triệt để bụi bẩn, vi khuẩn và tế bào chết sẽ tạo điều kiện để mụn hình thành. Ngược lại, vệ sinh da quá kỹ, lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da sẽ khiến da bị mất cân bằng pH và độ ẩm, trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương, nổi mụn.
Dùng mỹ phẩm kém chất lượng
Mỹ phẩm bao gồm sữa rửa mặt, toner, serum, kem dưỡng ẩm, kem trị mụn, phấn trang điểm,… Nếu không lựa chọn cẩn thận, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không phù hợp với tình trạng da sẽ gây ra tình trạng dị ứng, kích ứng, nổi mụn và viêm nhiễm.
Mỹ phẩm kém chất lượng, không phù hợp với da làm tăng nguy cơ nổi mụn bọc
Thói quen sờ tay vào mặt, tự nặn mụn
Đây có lẽ là thói quen mà rất nhiều người mắc phải. Việc đưa tay lên sờ mặt sẽ làm tăng nguy cơ lan truyền bụi bẩn và vi khuẩn từ tay sang mặt, dẫn đến hình thành mụn. Đặc biệt, dùng tay để cạy hay nặn mụn sẽ khiến mụn bọc ở cằm trở nên nghiêm trọng hơn, gây sưng đau, viêm và nhiễm trùng.
Ăn uống không khoa học
Có rất nhiều thực phẩm gây nóng trong người, dẫn đến hình thành mụn, chẳng hạn như đồ cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, nước ngọt có ga,… Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ nổi mụn bọc ở cằm và việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả.
Sinh hoạt không lành mạnh
Cụ thể ở đây là thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, thức khuya, thiếu ngủ. Những việc này làm suy yếu hệ miễn dịch và rối loạn nội tiết tố. Hệ quả là tăng tiết nhờn trên da, gây ra mụn trứng cá, mụn bọc ở trán, má, cằm cùng nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Thức khuya là một trong những nguyên nhân khiến mụn bọc nổi ở cằm
3. Cách trị mụn bọc ở cằm
Để trị mụn bọc mọc ở cằm, bạn hãy thực hiện các biện pháp sau.
Giữ da luôn sạch
Đây là nguyên tắc đầu tiên để phòng ngừa mụn và cải thiện tình trạng mụn. Theo đó, bạn cần rửa mặt 2 lần/ ngày vào mỗi sáng và tối với sữa rửa mặt để loại sạch bụi bẩn và tế bào chết. Đồng thời, luôn tẩy trang sau khi trang điểm và trước khi đi ngủ. Khi rửa mặt, ưu tiên dùng sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ và rửa nhẹ nhàng, từ từ để không làm tổn thương da, đặc biệt là vùng da có mụn.
Chườm lạnh cho da
Nếu mụn bọc ở cằm sưng viêm gây đau nhức, bạn có thể thực hiện chườm lạnh bằng cách rửa mặt sạch, cho đá viên vào túi chườm rồi đặt lên cằm trong 5 - 10 phút. Cách này giúp làm giảm sưng viêm, mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho bạn.
Đắp mặt nạ thiên nhiên
Với làn da bị mụn bọc, bạn nên đắp mặt nạ từ các thành phần thiên nhiên như nha đam, dưa leo, trà xanh, giấm táo,… Các nguyên liệu này có chứa hoạt chất kháng viêm, chất chống oxy hóa, axit hữu cơ nên giúp thuyên giảm tình trạng sưng viêm cũng như làm mờ thâm sạm hiệu quả.
Điều trị mụn bọc mọc ở cằm bằng cách đắp mặt nạ thiên nhiên
Đi khám bác sĩ
Nếu mụn bọc ở cằm nhiều và bị viêm nhiễm nặng, bạn cần chủ động đi khám. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm bôi thuốc trị mụn, uống thuốc kháng viêm, liệu pháp laser,… Tuyệt đối không tự ý nặn mụn tại nhà và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh.
Ngoài ra, trong thời gian điều trị, cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ vì thời gian điều trị có thể sẽ lâu, tùy vào mức độ mụn và cơ địa của mỗi người. Không nên bỏ dở giữa chừng để không làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc điều trị.
Trên đây là các nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm và cách điều trị. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hoặc có các vấn đề về da cần được thăm khám, điều trị, hãy đến Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ Da liễu giỏi cùng trang bị máy móc hiện đại, đảm bảo quy trình thăm khám và điều trị mụn chuẩn Y khoa, mang lại hiệu quả tối ưu. Để đặt lịch trước, bạn hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!