Các tin tức tại MEDlatec
Nhận biết tiền đái tháo đường qua những biểu hiện nghi ngờ
- 04/10/2024 | Tiểu đường có uống được nước mía không và một số lưu ý khác
- 09/10/2024 | Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng, bữa trưa và tối để thai kỳ khỏe mạnh?
- 09/10/2024 | Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không hay là bệnh lý khác?
- 14/10/2024 | Các cách tăng cân cho người tiểu đường bị sụt cân đơn giản, an toàn
1. Tiền đái tháo đường là gì?
Tiền đái tháo đường (tiền tiểu đường) là tình trạng rối loạn glucose khi đói hay bị rối loạn dung nạp glucose. Người bệnh được chẩn đoán bị đái tháo đường khi hàm lượng glucose ở trong máu lúc đang đói trên 7mmol/L (126 mg/dL).
Bệnh nhân tiền tiểu đường được xác định khi hàm lượng glucose ở trong máu lúc đang đói dao động trong khoảng 5.6 - 6.9mmol/L (100 - 125 mg/dL). Tình trạng này diễn ra khi quá trình sản sinh insulin và độ nhạy của insulin suy yếu. Lâu dần, khi không điều trị, thay đổi chế độ sinh hoạt thì sẽ biến chuyển thành đái tháo đường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Tiền đái tháo đường có xác suất cao thành đái tháo đường, gây nguy hại cho sức khỏe
2. Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng có nguy cơ cao
Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng tiền đái tháo đường vẫn chưa được xác định. Thế nhưng, bệnh lý này có liên quan đến yếu tố di truyền cũng như các rối loạn chuyển hóa khiến cho hàm lượng glucose bị tồn đọng trong máu và không được xử lý đúng cách.
Dựa vào thông tin trên, có thể điểm qua một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh là:
- Người từ 45 tuổi.
- Có người thân trong nhà bị đái tháo đường type 2.
- Người bị thừa cân, béo phì, nhiều mỡ bụng. Đặc biệt là nam giới với vòng eo từ 101.6cm trở lên và nữ giới có vòng eo từ 88.9cm trở lên.
- Người ăn nhiều thịt đỏ, các loại đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường.
- Người ít ăn các loại rau củ quả và lười vận động.
- Người có hàm lượng cholesterol, các chất béo trung tính và cholesterol LDL cao, cholesterol HDL thấp.
- Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ cả mẹ và bé bị tiền đái tháo đường cũng cao hơn.
- Chị em phụ nữ bị đa nang buồng trứng với các dấu hiệu như kinh nguyệt không đều, tóc mọc nhiều hơn, béo phì hoặc bị rối loạn chuyển hóa.
- Bệnh nhân bị mắc phải chứng ngưng thở khi đang ngủ có nguy cơ xuất hiện tình trạng kháng insulin.
- Hút thuốc thường xuyên.
Nhiều nhóm đối tượng có nguy cơ bị tiền tiểu đường cao hơn thông thường
3. Triệu chứng nhận biết của bệnh lý
Nhìn chung, bệnh tiền đái tháo đường không gây nên bất cứ triệu chứng điển hình nào. Tuy nhiên, một vài trường hợp có nhiều biểu hiện nghi ngờ cần lưu ý là:
- Tiểu nhiều.
- Khát nhiều.
- Gầy sút cân nhanh.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Tầm nhìn mờ.
- Màu da bị biến đổi, tối hơn, nhất là những khu vực ở quanh cổ, nách, vùng đầu gối, khuỷu tay và các khớp ngón tay.
4. Phương pháp chẩn đoán tiền tiểu đường
Như đã nói, bệnh nhân tiền đái tháo đường hầu như không ghi nhận bất cứ biểu hiện nào đặc biệt mà phần lớn chỉ phát hiện khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Theo đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm kiểm tra glucose huyết tương khi đang đói (người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm).
- Nếu kết quả ghi nhận với lượng đường huyết nhỏ hơn 100mg/dL thì sức khỏe bình thường.
- Nếu kết quả ghi nhận lớn hơn 7mmol/L tức là đang bị đái tháo đường. Lúc này, người bệnh sẽ tiếp tục thực hiện xét nghiệm kiểm tra khả năng dung nạp glucose thông qua đường uống. Khoảng 2 giờ đồng hồ sau đó, bệnh nhân sẽ được lấy máu để làm thêm xét nghiệm khác:
- Nếu chỉ số đường huyết nhỏ hơn 7.8mmol/L tức là sức khỏe bình thường.
- Nếu chỉ số đường huyết trong khoảng 7.8 - 11.1mmol/L: bị tiền tiểu đường.
- Nếu chỉ số đường huyết lớn hơn 11.1mmol/L tức là bệnh nhân đang bị đái tháo đường.
Bệnh lý được phát hiện khi xét nghiệm hàm lượng glucose trong máu
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm HbA1C để ghi nhận lượng đường huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất. Thông qua kết quả, bác sĩ có thể biết được bệnh nhân có kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể hay không.
5. Cách thức điều trị tiền tiểu đường
Để điều trị tiền đái tháo đường, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc hạ đường huyết:
- Bệnh nhân đã áp dụng chế độ ăn khoa học và luyện tập điều độ nhưng chỉ số HbA1c không nhỏ hơn 5.7%.
- Glucose có dấu hiệu tăng cao hơn trong những lần xét nghiệm tiếp đó.
- BMI lớn hơn hoặc bằng 25kg/m3.
- Bệnh nhân dưới 60 tuổi.
- Phụ nữ từng ghi nhận bị đái tháo đường khi đang mang thai, bị rối loạn glucose trong khi đói và không dung nạp được glucose cùng nhiều nguy cơ khác.
Tùy từng trường hợp, người bệnh có thể sử dụng thuốc hoặc không theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày mang lại hiệu quả thì việc dùng thuốc để điều trị tiền tiểu đường là không cần thiết.
Thuốc điều trị được chỉ định tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể
6. Phòng ngừa bệnh lý đái tháo đường như thế nào?
Cách thức phòng ngừa bệnh lý hiệu quả nhất chính là thay đổi thói quen sống của bản thân, cụ thể:
- Cần xây dựng thực đơn ăn uống mới với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
- Tập luyện thể thao thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì.
- Lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ, thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật,...
- Nên có thói quen ăn cá ít nhất 2 bữa/tuần và bổ sung thêm đạm thực vật.
- Không nên sử dụng các món ăn có nhiều chất béo bão hòa với hàm lượng cholesterol cao.
- Hạn chế tối đa các loại gia vị, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, đồ muối chua,...
- Ít sử dụng các loại nước ép đóng chai, nước ngọt, bánh kẹo các loại,...
- Không nên sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích có hại cho sức khỏe
- Tạo cho mình thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe và có phương án xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu ghi nhận bệnh lý. Thông qua việc thăm khám định kỳ, bạn sẽ nắm bắt được tình hình sức khỏe và sử dụng thuốc điều trị đúng cách giúp bệnh nhanh chóng phục hồi.
Thói quen sống lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh lý hiệu quả
Trên đây là các thông tin về tiền đái tháo đường, điều quan trọng là bạn cần lựa chọn địa chỉ y tế khám uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn chi tiết. Một đơn vị y tế chất lượng bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Nội tiết thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!