Tin tức

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng, bữa trưa và tối để thai kỳ khỏe mạnh?

Ngày 09/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát lượng đường trong máu sẽ khiến cho cả mẹ và bé gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm. Song song với việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu cần có cho mình một thực đơn ăn uống cân bằng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé mà không khiến lượng đường huyết tăng cao. Vậy tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng, trưa và tối?

1. Tiểu đường thai kỳ là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Tiểu đường thai kỳ được ghi nhận khi lượng đường huyết của mẹ bầu tăng cao và chỉ xuất hiện trong thai kỳ. Tình trạng này thường tự biến mất sau khi sinh khoảng 6 tuần. 

Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ và bé gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ và bé gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

Mẹ bầu bị tiểu đường sẽ khiến cho sức khỏe của cả mẹ và bé gặp phải nhiều vấn đề và cả những biến chứng nguy hiểm:

1.1. Đối với mẹ bầu

  • Bị tiền sản giật hoặc sản giật, dễ sảy thai, lưu thai không rõ nguyên nhân.
  • Thai to hơn, bị đa ối, cân nặng thai nhi lớn dễ khiến mẹ bị rối loạn tuần hoàn và hô hấp, nguy cơ mổ lấy thai cao hơn. Mẹ cũng sẽ gặp nhiều vấn đề nguy hiểm như bị sang chấn khi sinh, băng huyết sau sinh,... 
  • Dễ gây viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai.
  • Sau sinh có thể mẹ bị tiểu đường type 2.

1.2. Đối với thai nhi

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ

Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng, trưa và tối, mẹ bầu cần phải nắm rõ nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đặc biệt này. Theo các chuyên gia, thực đơn xây dựng cho người bị tiểu đường thai kỳ cần phải đảm bảo được 2 yếu tố: cung cấp đủ dinh dưỡng và kiểm soát được lượng đường huyết. Bởi lẽ, khi mẹ bầu kiêng khem quá mức sẽ khiến sức đề kháng suy yếu, thiếu dưỡng chất, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và cả thai nhi. 

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường cần được xây dựng kỹ lưỡng

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường cần được xây dựng kỹ lưỡng

Cụ thể hơn, mẹ bầu đang bị tiểu đường trong thai kỳ cũng cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Thực đơn cần đáp ứng đủ 6 nhóm dưỡng chất gồm đạm, tinh bột, chất xơ, chất béo, các vitamin và khoáng chất.
  • Không bỏ bữa, không ăn quá no hoặc để quá đói.
  • Nên duy trì lượng thức ăn và những món ăn đã có trong thực đơn, nếu có thì nên thay đổi dần dần.
  • Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, có thể chia thành 6 - 7 bữa/ngày.
  • Ăn đúng bữa, nhai kỹ.
  • Hạn chế cho quá nhiều gia vị khi chế biến (đặc biệt là đường và muối).
  • Hạn chế ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.

3. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng, trưa, tối?

Thực đơn hàng ngày được xây dựng cho mẹ bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Với những tiêu chí kể trên, mẹ bầu có thể tham khảo qua thực đơn sau đây và điều chỉnh sao cho phù hợp:

3.1. Thực đơn cho bữa sáng

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng: Theo đó, đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày mà mọi người không được bỏ qua. Việc ăn sáng đều đặn cũng giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết và phòng ngừa tình trạng kháng insulin. Một bữa sáng lành mạnh, đủ dưỡng chất cũng hỗ trợ những người đang bị mỡ máu cao giảm đi cholesterol đáng kể. 

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng: Bữa ăn quan trọng cần đáp ứng đủ dưỡng chất

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng: Bữa ăn quan trọng cần đáp ứng đủ dưỡng chất

Khoảng thời gian phù hợp nhất để mẹ bầu ăn bữa sáng là khoảng 30 - 60 phút kể từ khi thức dậy. Mẹ bầu bị tiểu đường trong giai đoạn này nên hạn chế lượng carbohydrate nạp vào buổi sáng để phòng ngừa đường huyết tăng cao. Theo đó, mẹ bầu chỉ nên bổ sung khoảng 20% đến 25% tính trên 100% tổng lượng tinh bột vào buổi sáng với các món như bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt hay yến mạch, hoa quả ít ngọt,... và có thể bổ sung thêm sữa không đường hoặc ít đường. 

3.2. Thực đơn cho bữa trưa

Bữa trưa cho mẹ bầu sẽ giúp duy trì lượng đường huyết được ổn định. Khi sử dụng bữa trưa, mẹ bầu nên ăn rau trước, sau đó đến protein và bổ sung tinh bột cuối cùng. Theo các chuyên gia, thứ tự ăn này rất có lợi cho sức khỏe của mẹ, hỗ trợ làm chậm lại quá trình chuyển hóa carbohydrate ở trong cơ thể. 

Trong bữa trưa, mẹ bầu có thể ăn một số loại thực phẩm như: rau xanh (như rau cần tây, cải xanh, dưa leo,...), trứng, thịt, gạo lứt, bánh mì nguyên cám,... Đối với bữa ăn này, mẹ bầu cần ăn thêm khoảng 30% tinh bột cho cả ngày và hạn chế ăn kèm với các loại thực phẩm có nhiều carbs khác như khoai tây, bánh, khoai lang,...

3.3. Thực đơn cho bữa tối

Mẹ bầu nên ăn tối vào khoảng 18h30 - 19h30 với nguyên tắc đĩa thức ăn. Theo đó, một chiếc đĩa thức ăn có đường kính tầm 25cm với 1/4 đĩa là tinh bột, 1/4 đĩa là đạm và 1/2 đĩa là chất xơ. Lượng carbs được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vào bữa tối là khoảng 20 - 25%/tổng lượng carbs cả ngày. Các món ăn nên được chế biến theo dạng hấp, luộc hoặc nướng (cần hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ). 

Thực đơn ăn uống nên hạn chế muối, đường, gia vị cay nóng và dầu mỡ

Thực đơn ăn uống nên hạn chế muối, đường, gia vị cay nóng và dầu mỡ

3.4. Thực đơn bữa phụ

Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ cao hơn so với những người thông thường. Vì vậy, các bữa ăn phụ trong ngày cũng đóng vai trò cần thiết đối với giai đoạn này. Những mẹ bầu đang bị tiểu đường nên chuẩn bị khoảng 2 đến 3 bữa phụ xen kẽ giữa những bữa ăn chính. Lượng carbs trong mỗi bữa ăn phụ sẽ chiếm khoảng 10% tổng lượng tinh bột cho một ngày. 

Đối với bữa ăn này, mẹ bầu có thể ăn các loại trái cây ít ngọt, sữa chua không có đường, hạt ngũ cốc nguyên hạt,... Mẹ bầu cần tránh những thực phẩm có thể làm đường huyết tăng cao ví dụ như trà sữa, bánh kẹo, chè,...

4. Những loại thực phẩm nên tránh khi bị tiểu đường thai kỳ

Sau khi tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng, trưa và tối, mẹ bầu cũng cần lưu ý hạn chế, tránh những thực phẩm sau đây:

  • Món ăn có nhiều đường tinh chế như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, chè,...
  • Các món ăn nhiều tinh bột như mì gói, các loại bánh ngọt,...
  • Những món ăn có chứa hàm lượng chất béo cao như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,...
  • Những loại đồ ăn nhanh chứa nhiều gia vị như mì gói, thịt nguội, đồ muối chua hay đồ đóng hộp. 
  • Những loại đồ uống có cồn, có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc,...

Mẹ bầu cần loại bỏ những thực phẩm không tốt cho thai kỳ trong chế độ ăn hàng ngày

Mẹ bầu cần loại bỏ những thực phẩm không tốt cho thai kỳ trong chế độ ăn hàng ngày

Trên đây là những thông tin về chủ đề tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng, trưa, tối mẹ bầu có thể tham khảo. Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ là điều cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của bé. Vì vậy, các mẹ bầu cần cân nhắc xây dựng một chế độ ăn phù hợp, nhất là những người đang bị tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thăm khám thai định kỳ tại cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ