Các tin tức tại MEDlatec
Nhiễm khuẩn tiết niệu: Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
- 01/01/2024 | Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- 01/03/2024 | Nhiễm khuẩn tiết niệu - Bệnh lý không nên chủ quan
- 01/02/2024 | Phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em
- 12/08/2024 | Gợi ý cách điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu bạn có thể tham khảo
1. Nhiễm khuẩn tiết niệu là gì?
Bệnh xảy ra khi có vi khuẩn tấn công các cơ quan đường tiết niệu. Trong đó nhiễm khuẩn bàng quang và niệu đạo thường phổ biến hơn nhiễm khuẩn tại thận và niệu quản.
Đi tiểu nhiều lần thường do viêm nhiễm đường tiết niệu
Nếu không được điều trị, nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, nhiễm trùng huyết, thai phụ mắc bệnh dễ sinh non hay sảy thai,... Đặc biệt, căn bệnh này cũng rất dễ tái phát.
2. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp
Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp phải một số triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, lượng tiểu ít, nước tiểu nặng mùi,... Bên cạnh những triệu chứng chung nêu trên, tùy vào cơ quan bị nhiễm khuẩn, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác.
Chẳng hạn, nếu bị nhiễm khuẩn tại thận, người bệnh sẽ gặp nhiều nguy hiểm với một số triệu chứng như:
- Có thể bị sốt.
- Đau ở thắt lưng trên và hai bên.
- Buồn nôn, nôn.
Dấu hiệu nhiễm khuẩn niệu đạo: Ngoài những biểu hiện như sốt, ớn lạnh, đi tiểu thường xuyên, nữ giới bị bệnh còn có biểu hiện tiết dịch âm đạo bất thường, bị đau khi quan hệ tình dục,...
3. Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiểu
Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu là xảy ra khi cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo bị vi khuẩn tấn công, gây những ổ viêm nhiễm.
- Vi khuẩn E. Coli (được tìm thấy nhiều trong hệ tiêu hóa) là loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập sang niệu đạo và gây bệnh.
- Đặc điểm cấu tạo hệ tiết niệu: Nữ giới là đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn hơn nam giới vì niệu đạo của nữ giới ngắn hơn.
- Hoạt động tình dục không an toàn chẳng hạn như quan hệ với tần suất cao và với nhiều bạn tình,...
Quan hệ tình dục không lành mạnh có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh
- Do sử dụng một số biện pháp kiểm soát sinh sản như màng chắn tránh thai hay thuốc diệt tinh trùng.
- Giai đoạn mãn kinh, estrogen giảm đột ngột dẫn đến nhiều thay đổi trong đường tiết niệu và cũng chính là nguyên nhân khiến nữ giới dễ bị nhiễm trùng.
- Phụ nữ sinh mổ sẽ có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu sau sinh cao hơn so với những chị em sinh thường qua đường âm đạo. Chính vì thế, nếu sinh mổ, bạn nên cẩn trọng nhiều hơn với căn bệnh này.
- Dị tật bẩm sinh ở đường tiểu gây ứ đọng nước tiểu.
- Sự tắc nghẽn trong đường tiết niệu, chẳng hạn như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,... cũng gây nhiễm trùng.
- Hệ thống miễn dịch bị ức chế cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Do dùng ống thông tiểu: Thường gặp ở những bệnh nhân phải nằm viện lâu ngày, người vừa trải qua phẫu thuật, người có bất thường về về thần kinh khó kiểm soát khả năng đi tiểu, hoặc người bị liệt.
- Do người bệnh từng phẫu thuật cơ quan trong hệ tiết niệu hay từng thăm khám, kiểm tra sức khỏe tại các cơ quan này bằng dụng cụ y tế.
4. Lưu ý
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh phổ biến là dùng thuốc kháng sinh. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu mua và dùng thuốc kháng sinh khi chưa có yêu cầu từ bác sĩ để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gây ra những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng, nhất là tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Người bệnh nên uống nước đầy đủ
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Nên uống nhiều nước hơn, khoảng 2 lít mỗi ngày: Điều này rất quan trọng đối với những ai đang bị nhiễm khuẩn đường tiểu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tránh uống bia rượu, cà phê,...
- Chườm ấm bụng: Đây là mẹo nhỏ, dễ thực hiện nhưng rất hiệu quả. Nó có thể khiến bàng quang của bạn dễ chịu và thoải mái hơn.
- Ưu tiên ăn rau xanh và các loại trái cây: Nhóm thực phẩm này không chỉ bổ sung các loại vitamin, khoáng chất mà còn rất dễ ăn. Vì thế bạn hãy ưu tiên ăn rau củ trong bữa ăn để tăng cường sức khỏe, phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu. Bên cạnh đó, rau xanh và trái cây còn giúp hạn chế sự các gốc oxalate được hình thành và kết hợp, từ đó phòng tránh sỏi thận hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung tỏi và gừng trong thực đơn hàng ngày vì chúng có tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Nếu bệnh nhân suy thận, giảm ăn protein có trong hải sản, sữa tươi…
- Cần thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách.
- Tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe. Nên lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng của mình.
- Nếu đang điều trị bệnh, việc quan trọng mà bạn nên làm đó là hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối quan hệ tình dục để phòng ngừa nguy cơ khiến bệnh nặng thêm và giúp bệnh khỏi nhanh hơn.
- Người bệnh cũng nên duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, nên để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi.
- Nên tái khám sau khi điều trị để chắc chắn bạn đã khỏi bệnh dứt điểm hay chưa.
MEDLATEC là đơn vị y tế đáng tin cậy
Trên đây là một số thông tin về bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu có nhu cầu thăm khám bệnh, bạn có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là địa chỉ y tin cậy được đông đảo khách hàng lựa chọn. MEDLATEC quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi. Ngoài ra, MEDLATEC còn có Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nếu quá bận rộn, bạn có thể cân nhắc về dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC. Dịch vụ này thuận tiện nhưng chi phí lại rất hợp lý, do đó được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến sức khỏe hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách hàng có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!