Các tin tức tại MEDlatec
Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không? Thực phẩm “vàng”cho đường tiết niệu
- 07/04/2022 | Nên đi khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu thì hợp lý?
- 12/04/2022 | Thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh gồm những loại nào?
- 26/06/2024 | Viêm bàng quang - Căn bệnh chiếm khoảng 50% bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu
- 12/07/2024 | Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ: Dấu hiệu bệnh và cách điều trị
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì và biểu hiện ra sao?
Đường tiết niệu bao gồm 4 cơ quan là thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng các cơ quan trong đường tiết niệu có thể là do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Trong đó, vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Phụ nữ là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh, nhất là những đối tượng đã từng quan hệ tình dục.
Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường đi tiểu nhiều lần
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như sau:
- Đau buốt, rát khi đi tiểu.
- Nước tiểu có màu đục, đậm hơn bình thường.
- Nước tiểu có mùi nồng, hôi và thậm chí có lẫn máu.
- Thường xuyên muốn đi tiểu nhưng lượng tiểu mỗi lần đi thường rất ít.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau bụng, đau lưng.
- Ngứa các cơ quan sinh dục.
- Sốt, mệt mỏi, da xanh xao.
2. Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Vấn đề “nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không” được rất nhiều người bệnh quan tâm. Thực chất đây là bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn được đánh giá là nguy hiểm bởi bệnh có thể tái phát và có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Do đó, để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên kiên trì điều trị bệnh triệt để ngay từ đầu, không nên để bệnh kéo dài.
Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập niệu đạo và bàng quang trước. Nếu như người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh triệt để, vi khuẩn có thể tấn công lên niệu quản và thận. Lúc này, việc điều trị bệnh là vô cùng khó khăn và người bệnh có thể gặp phải hàng loạt những biến chứng nghiêm trọng. Đáng lo ngại nhất là biến chứng nhiễm trùng máu, có nguy cơ cao dẫn đến tử vong.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể sinh non
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác như:
- Nguy cơ tái phát cao.
- Gây tổn thương thận.
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, thậm chí có thể tăng nguy cơ sảy thai.
- Hẹp niệu đạo ở nam giới.
3. Gợi ý thực phẩm tốt cho đường tiết niệu
Để phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn cần vệ sinh vùng kín đúng cách, mặc đồ lót vừa vặn và có chất liệu thấm hút tốt, loại bỏ thói quen nhịn tiểu. Đặc biệt, chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm tốt giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng các cơ quan thuộc hệ thống đường tiết niệu của cơ thể:
Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để phòng tránh bệnh
- Nước: Trước khi nghĩ đến các loại thực phẩm, bạn hãy nhớ rằng, uống nhiều nước cũng là một thói quen rất tốt cho sức khỏe nói chung và các cơ quan đường tiết niệu nói riêng. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn ra đường tiết niệu một cách dễ dàng hơn và từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Quả mọng: Trong các loại quả mọng có chứa các hợp chất kháng khuẩn tốt. Do đó, thường xuyên tiêu thụ loại quả này có thể giúp chúng ta phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số loại quả mọng có thể kể đến như trái nam việt quất, quả mâm xôi. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc cũng có thể làm món sinh tố đều rất thơm ngon.
- Sữa chua: Lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đây cũng là một sản phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy lựa chọn sản phẩm sữa chua chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ và được bảo quản đúng cách.
- Các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C cũng rất tốt và hiệu quả trong việc phòng tránh nhiễm trùng: Tác dụng của những loại quả có chứa nhiều vitamin C là giúp nước tiểu tăng tính axit, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, vitamin C còn giúp vết thương nhanh lành hơn, tăng cường miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Các loại quả có chứa nhiều vitamin C có thể kể đến như dâu tây cam, chanh và một số loại rau lá xanh. Một mẹo nhỏ là hãy lựa chọn những thực phẩm có màu sắc rực rỡ vì đây là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng, tiêu thụ quá nhiều vitamin C có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
- Tỏi: Đây là thực phẩm được nhiều người biết đến vì có tính kháng khuẩn tốt. Hợp chất allicin giúp chống viêm và kháng khuẩn rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn có chứa một số hợp chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe.
- Củ nghệ: Nghệ có chứa curcumin cũng có tác dụng chống viêm và chống khuẩn rất tốt, đồng thời ngăn ngừa sự lây lan của các loại vi khuẩn. Kết hợp bột nghệ với sữa chua cũng có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn chặn và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu.
- Quả dứa: Loại quả này có chứa bromelain. Đây là một loại enzyme rất tốt trong việc chống viêm và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, bạn có thể bổ sung loại quả này vào thực đơn để phòng tránh bệnh.
- Trà xanh: Đây là loại thực phẩm có chứa các hợp chất kháng khuẩn có thể góp phần phòng ngừa bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
Bạn nên đi khám sớm nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không” và nên ăn gì để phòng ngừa bệnh. Nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh, bạn có thể gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!