Các tin tức tại MEDlatec

Những điều bạn cần biết về viêm màng não mô cầu trước khi quá muộn

Ngày 16/02/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Trước đây, viêm màng não mô cầu được xem là bệnh hiếm ở Việt Nam. Tuy nhiên gần đây, tỷ lệ mắc đang có xu hướng gia tăng và gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những kiến thức liên quan về tình trạng cho các bạn tham khảo.

1. Viêm màng não mô cầu là bệnh gì?

Viêm màng não mô cầu do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra, đây là bệnh nhiễm trùng khá nguy hiểm ở người. Vi khuẩn được chia làm 12 nhóm huyết thanh. Trong đó, A, B, C, W, X và Y là các nhóm liên quan đến bệnh viêm màng não mô cầu. Đây là căn bệnh truyền nhiễm, có thể mắc ở mọi lứa tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ em.

Vi khuẩn Neisseria meningitidis gây viêm màng não mô cầu

2. Nguyên nhân gây ra bệnh

Như đã nói, Neisseria meningitidis là vi khuẩn chính gây nên căn bệnh nguy hiểm này. Môi trường sống tự nhiên của vi khuẩn là họng, mũi, chúng có để thông qua lớp niêm mạc, đi vào cơ thể để gây bệnh. Viêm màng não mô cầu có thể lây qua không khí khi tiếp xúc gần người nhiễm bệnh.

Dùng chung vật dụng cá nhân, ăn uống, nói chuyện với người bệnh khiến vi khuẩn đi vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc các hạt nước bọt chứa khuẩn truyền từ người này sang người khác.

3. Biểu hiện của người bị viêm màng não mô cầu như thế nào

Bệnh thường bệnh được biểu hiện với nhiều triệu chứng. Các độ tưới dưới 5 là chủ yếu, tuy nhiên độ tuổi từ 15 - 24 cũng là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Đối với trẻ em

Trẻ thường lên cơn sốt, quấy khóc, bỏ bú, nôn mửa và xuất hiện các ban đỏ trên người hoặc những vết bầm lan rộng, sợ ánh sáng.

Sốt cao ở trẻ em - biểu hiện thường gặp trong viêm màng não mô cầu

Biểu hiện đối với người lớn

Khi mới khởi phát, người bệnh sẽ bị sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, sợ ánh sáng và cơ thể thường xuất hiện tử ban đỏ thường tập trung vùng hông và 2 chi dưới, một số trường hợp có xuất huyết kết mạc.

Khi chuyển biến nặng, người bệnh có thể rơi vào tình trạng mê man, co giật thậm chí là mất nhận thức. Những chấm xuất huyết ngày càng đậm màu, trở nên tím sẫm hay hoại tử đen và lan to.

Các ban đỏ, tím xuất hiện khắp cơ thể

4. Biến chứng của bệnh não mô cầu là gì

Nếu bệnh không được chẩn đoán và chữa trị, các biến chứng của bệnh rất nghiêm trọng như: suy hệ tuần hoàn và hô hấp, thậm chí người bệnh có nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, các biến chứng như viêm phổi, viêm hô hấp, và nhiễm trùng huyết cũng rất nguy hiểm. Có khoảng ¼ số người có những di chứng sau khi mắc bệnh.

Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng

5. Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Vệ sinh cá nhân

Sử dụng các dung dịch nước muối, sát khuẩn để súc miệng.Xây dựng thói quen rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các vật dụng nơi công cộng.

Giữ khoảng cách với người bệnh, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như cốc uống nước, khăn, bát, đũa,… Nên bịt khẩu trang ở những nơi tụ tập đông người.

Phát hiện bệnh kịp thời

Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu, không được lơ là, chủ quan, phải đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.

Ngoài ra, việc tìm hiểu và trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh cũng là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả và thiết thực nhất.

6. Cách chữa trị viêm màng não mô cầu

Kỹ thuật y tế

Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu hoặc dịch não tủy để gửi đến phòng xét nghiệm. Bác sĩ cần biết nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm màng não để có hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

Phương pháp điều trị

Nguyên tắc điều trị là kháng sinh và chống sốc (nếu có). Thuốc kháng sinh có tác dụng làm tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm màng não mô cầu ở họng. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh chỉ ngăn ngừa bệnh tiến triển và giảm nguy cơ lây lan cho mọi người xung quanh chứ không phải là thuốc điều trị của căn bệnh này. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ quyết định liều lượng của thuốc kháng sinh.

Tiêm vacxin phòng bệnh

Vacxin phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu do khuẩn mô cầu não của nhóm huyết thanh A, B đã và đang phục vụ tại nhiều quốc gia, góp phần ngăn ngừa và giảm nguy cơ gây tử vong. Tuy nhiên, vẫn chưa có vacxin phòng bệnh từ mô cầu khuẩn nhóm W, X và C trong khi mỗi năm có tới hơn 30.000 trường hợp mắc bệnh liên quan đến nhóm mô cầu khuẩn này.

Tiêm vacxin phòng bệnh viêm màng não mô cầu hiệu quả

Có 2 loại vacxin phòng các bệnh gây ra do não mô cầu khuẩn: Vacxin Mengoc BC (CuBa) và Vacxin Menactra (Mỹ). Trong đó:

- Vacxin Mengoc BC

  • Mũi 1: tiêm lần đầu, dành cho trẻ từ 6 tuổi đến người lớn 45 tuổi.

  • Mũi 2: tiêm cách mũi 1 khoảng 6 - 8 tuần.

Phòng các bệnh do vi khuẩn nhóm huyết thanh B, C gây ra.

- Vacxin Menactra (Mỹ)

Vacxin Menactra phòng ngừa các khuẩn nhóm huyết tương A, C, Y, W-135, được khuyến cáo tiêm phòng cho người từ 6 - 55 tuổi.

  • Trẻ từ 9 - 23 tháng tuổi: 2 liều, cách nhau 3 tháng.

  • Trẻ tròn 24 tháng - 55 tuổi: 1 liều duy nhất.

Viêm màng não mô cầu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người. Vì vậy, việc áp dụng những biện pháp phòng ngừa và trang bị những kiến thức y học liên quan đến tình trạng là điều cần thiết cho bất kỳ cá nhân nào. Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn hiểu biết rõ hơn về bệnh để phát hiện và ngăn chặn một cách hiệu quả. Ngoài ra, ngay khi có các dấu hiệu bất thường kể trên, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra, chẩn đoán kịp thời và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.