Các tin tức tại MEDlatec
Những điều cần biết để sử dụng Magnesium an toàn và hiệu quả
- 27/05/2020 | Xét nghiệm Magnesium máu trong chẩn đoán các tình trạng rối loạn magie
- 27/05/2020 | Vai trò của xét nghiệm Magnesium niệu trong theo dõi lượng Magie của cơ thể
- 18/06/2016 | Magiê: Khoáng chất cần thiết cho chức năng thần kinh và cấu trúc xương
1.Tổng quan về Magnesium
Tên thuốc | Magnesium |
Loại thuốc | Khoáng chất bổ sung |
Bào chế |
|
2. Công dụng của Magnesium
Magnesium không chỉ giúp tăng cường lượng magie trong cơ thể mà còn có nhiều công dụng khác như:
- Giảm tình trạng táo bón: Bổ sung Magnesium giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích đại tràng hoạt động tốt hơn, từ đó làm giảm tình trạng táo bón.
- Giảm thiểu tình trạng trào ngược acid: Magnesium trung hòa acid dạ dày dư thừa, giảm áp lực lên thực quản, từ đó làm giảm tình trạng trào ngược acid.
- Hạn chế chứng khó tiêu: Sự dư thừa acid trong cơ thể dẫn đến chứng khó tiêu, Magnesium có thể giúp trung hòa một phần axit dạ dày, giúp giảm triệu chứng ợ nóng và khó tiêu.
3. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Magnesium được chỉ định với các trường hợp sau:
- Bổ sung khoáng chất.
- Thuốc nhuận tràng.
- Thuốc kháng acid.
- Điều trị huyết áp thấp.
- Ngăn ngừa hoặc kiểm soát co giật ở phụ nữ mang thai mắc tiền sản giật.
Chống chỉ định
Magnesium chống chỉ định trong các trường hợp bao gồm:
- Bệnh về dạ dày và ruột cấp tính.
- Suy giảm chức năng thận.
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá.
- Trẻ em chưa đủ 12 tuổi
- Người quá mẫn cảm với các thành phần thuốc.
4. Cách dùng và liều dùng
Magnesium có thể được dùng vào mọi thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về tần suất, liều lượng.
Cụ thể, hướng dẫn về liều dùng magnesium như sau:
Người lớn
- Thuốc kháng acid (Dung dịch uống magnesium hydroxide 400 mg/5 mL): Khởi đầu với 5 – 15 mL x 4 lần/ngày; Tối đa 60 mL/24 ngày.
- Thuốc nhuận tràng (dùng khi cần):
- Magnesium hydroxide 400 mg/5 mL: 30 – 60 mL/ngày (dùng 1 lần trước khi đi ngủ hoặc chia làm nhiều lần trong ngày).
- Magnesium hydroxide 800 mg/5 mL: 15 – 30 mL//ngày (dùng 1 lần trước khi đi ngủ hoặc chia làm nhiều lần trong ngày).
- Magnesium hydroxide 1.200 mg/5 mL: 10 – 20 mL/ngày (dùng 1 lần trước khi đi ngủ hoặc chia làm nhiều lần trong ngày).
Trẻ em
- Thuốc kháng acid (Viên nén 311 mg dạng nhai): Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và thanh thiếu niên: Uống 2 – 4 viên cách nhau mỗi 4 giờ, tối đa 4 lần mỗi ngày.
- Táo bón mãn tính (Dung dịch uống):
- Trẻ em từ 2 - 6 tuổi: 400 – 1.200 mg/ngày, có thể chia làm nhiều lần, tối đa 1.200 mg/ngày.
- Trẻ em 6 - 12 tuổi: 1.200 – 2.400mg/ngày, có thể chia làm nhiều lần, tối đa: 2.400mg/ngày.
- Đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên và thanh thiếu niên: 2.400 – 4.800 mg/ngày, có thể chia làm nhiều lần, tối đa 4.800mg/ngày.
5. Tác dụng phụ của Magnesium
Bên cạnh những công dụng vượt trội, sử dụng Magnesium cũng gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn gồm:
- Phổ biến: Rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là đau bụng và đi ngoài
- Ít gặp hơn: Phát ban, chóng mặt, nôn ói, buồn nôn, suy nhược cơ thể, tâm trạng thất thường,...
6. Lưu ý để sử dụng Magnesium hiệu quả
Nhằm sử dụng Magnesium đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn, người dùng nên lưu ý các vấn đề sau đây:
Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc kháng sinh: Magnesium có thể làm giảm lượng kháng sinh mà cơ thể hấp thụ, khiến thuốc kém hiệu quả. Nên uống kháng sinh cách xa Magnesium ít nhất 2 giờ.
- Thuốc chống loãng xương Bisphosphonates: Việc kết hợp Magnesium và Bisphosphonate có thể khiến thuốc điều trị loãng xương kém hiệu quả. Để đảm bảo thuốc Bisphosphonate phát huy tác dụng tối đa, nên uống cách xa Magnesium ít nhất 2 giờ.
- Thuốc điều trị cao huyết áp (thuốc chẹn kênh canxi): Cả Magnesium và thuốc chẹn kênh canxi đều có tác dụng hạ huyết áp, khi dùng chung, tác dụng này sẽ được cộng hưởng, có thể dẫn đến hạ huyết áp nghiêm trọng.
- Thuốc giãn cơ: Việc kết hợp Magnesium và thuốc giãn cơ có thể có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ như: buồn ngủ, yếu cơ, thậm chí là khó thở.
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu có thể làm tăng lượng magie trong cơ thể. Vì vậy, nếu bổ sung Magnesium sẽ dẫn đến tình trạng thừa magie.
Tương tác với thực phẩm
Việc lạm dụng rượu có thể làm giảm lượng Magnesium dự trữ.
Cách xử lý khi quá liều
Các triệu chứng thường xảy ra khi sử dụng quá liều Magnesium có thể kể đến: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, suy hô hấp,... Trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến ngừng thở, ngừng tim.
Khi phát hiện các triệu chứng quá liều Magnesium, hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Lời khuyên của bác sĩ khi dùng Magnesium
- Để hạn chế hoặc giảm nhẹ tác dụng phụ của Magnesium, người sử dụng nên dùng thuốc sau khi ăn.
- Việc uống Magnesium dài ngày có thể sử dụng đối với những người có chế độ ăn uống thiếu cân bằng, chưa đáp ứng đủ lượng Magnesium cần thiết cho cơ thể.
- Không nên sử dụng Magnesium trên 10g/ngày vì có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh nhân thận.
- Ngoài Magnesium, có thể tăng cường các loại thực phẩm giàu magie như: Socola đen, bơ, hạnh nhân, hạt điều, các loại đậu, hạt lanh, hạt bí ngô, hạt chia, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, chuối và ra xanh.
Tóm lại, cơ thể thiếu hụt Magie có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Để có một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần bổ sung đủ magie qua chế độ ăn hoặc bổ sung viên uống Magnesium. Khi sử dụng khoáng chất này, hãy chú ý tuân thủ đầy đủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng sử dụng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của thuốc.
Là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao, Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ mang đến cho bạn dịch vụ chăm sóc hiệu quả và an toàn với hệ thống trang thiết bị tân tiến hàng đầu. Đội ngũ Y bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn thăm khám, tư vấn chuyên sâu và điều trị bằng phác đồ phù hợp nhất. Hãy liên hệ ngay Hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám nhanh chóng nhất!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!