Các tin tức tại MEDlatec

Những điều cần biết về xét nghiệm sinh hóa máu Hưng Yên

Ngày 10/02/2023
Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất trên lâm sàng. Dựa vào xét nghiệm sinh hóa máu, bác sĩ có thể chẩn đoán và theo dõi được nhiều bệnh lý trên lâm sàng. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về xét nghiệm sinh hóa máu Hưng Yên qua bài viết dưới đây nhé.

1. Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm những gì?

1.1. Xét nghiệm chức năng gan

  • Các chỉ số về chức năng gan như: AST, ALT, GGT, Bilirubin,... đều là các xét nghiệm sinh hóa máu. Thông qua các chỉ số trên, bác sĩ có thể đánh giá về các bệnh về gan như viêm gan cấp tính, mạn tính, viêm gan virus A, B, C, D, E,...;

  • Xét nghiệm Albumin: Đây là một loại Protein được tổng hợp tại gan, nó chiếm 60% tổng số Protein trong huyết thanh. Albumin có vai trò quan trọng trong việc tạo áp lực keo trong máu, vận chuyển một số chất, thuốc, chuyển hóa,... trong cơ thể. Ngoài ra nó còn là thành phần chính để tổng hợp các Protein ở các mô. Giá trị bình thường của Albumin là từ 35 - 50 g/L.

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm cả xét nghiệm chức năng gan

1.2. Xét nghiệm chức năng thận

  • Ure máu: Đây là sản phẩm thoái hóa của đạm, chính là các Protein trong cơ thể. Nó được lọc qua cầu thận và đào thải qua nước tiểu. Xét nghiệm chỉ số Ure có thể đánh giá chức năng của thận hoặc tình trạng thiếu hụt hay thừa đạm trong khẩu phần ăn. Bình thường, chỉ số Ure trong máu dao động trong khoảng: 2,5 - 7,5 mmol/l.

Ure máu có thể tăng khi viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, suy tim, mất nước, suy dinh dưỡng,... Ure máu giảm khi chế độ ăn nghèo Protein, truyền thừa dịch, hội chức thận hư,...;

  • Creatinin máu: Creatinin là sản phẩm đào thải của việc chuyển hóa Creatinin phosphat ở cơ. Nó được lọc hoàn toàn ở cầu thận và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Vì vậy, chỉ số Creatinin là chỉ số chính đánh giá chức năng thận.

Bình thường, chỉ số Creatinin dao động từ 62 - 120 µmol/l. Nếu Creatinin tăng thì có thể gặp trong các bệnh lý như: Suy thận, suy tim mất bù, cường giáp,... Creatinin thường giảm trong trường hợp phụ nữ có thai, sử dụng các thuốc chống động kinh,...

1.3. Xét nghiệm đánh giá tình trạng chuyển hóa Glucid

Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng chuyển hóa đường trong cơ thể, bao gồm xét nghiệm Glucose và HbA1C. Dựa vào 2 chỉ số này, bác sĩ sẽ dựa vào 2 chỉ số này để chẩn đoán và theo dõi bệnh lý đái tháo đường.

Chỉ số Glucose máu bình thường là: 3,9 - 6,4 mmol/l, còn HbA1C là: 4 - 5,9%

1.4. Xét nghiệm đánh giá chuyển hóa Lipid máu

Các chỉ số xét nghiệm về mỡ máu bao gồm: Triglyceride, Cholesterol, LDL-Cholesterol, HDL-Cholesterol. Các chỉ số này sẽ giúp đánh giá tình trạng chuyển hóa Lipid trong cơ thể, cụ thể như sau:

  • Chỉ số Triglycerid: Giá trị bình thường từ 0,46 - 1,88 mmol/l. Triglycerid thường tăng trong các trường hợp như rối loạn chuyển hóa Lipid máu, sau bữa ăn thịnh soạn, sau khi uống nhiều rượu bia, xơ gan, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp trạng,... Triglycerid giảm trong các trường hợp kém hấp thu, suy dinh dưỡng, cường tuyến giáp trạng,...;

  • Chỉ số Cholesterol máu: Nồng độ Cholesterol bình thường là từ 3,9 - 5,2 mmol/l. Cholesterol máu thường tăng trong các trường hợp rối loạn chuyển hóa Lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp trạng, tiền sản giật, sản giật,... Cholesterol máu giảm khi bệnh nhân cường giáp, suy gan, suy kiệt,...;

  • Chỉ số LDL-Cholesterol (low density lipoprotein cholesterol): Đây là loại lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL hay dưới 3,4 mmol/l. LDL-Cholesterol thường được gọi là Cholesterol xấu. LDL-Cholesterol thường tăng trong các trường hợp mắc chứng béo phì, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa Lipid máu,... Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các nguy cơ nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,... Chỉ số Cholesterol có thể giảm ở người bệnh xơ gan, suy dinh dưỡng,...;

  • Chỉ số HDL-Cholesterol (high density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, giá trị tối ưu là > 60 mg/dL hay > 0,9 mmol/l. Đây là loại Cholesterol tốt. Nồng độ HDL-Cholesterol giảm trong các trường hợp hút thuốc lá thường xuyên, thói quen lười vận động, béo phì và xơ vữa động mạch,...

1.5. Xét nghiệm Uric acid máu

Acid uric máu là một hợp chất dị vòng của Carbon, Oxy, Hydro và Nito. Công thức hóa học của acid uric là C5H4N4O3. Nó được hình thành từ quá trình giáng hóa nhân purin.

Giá trị bình thường của acid uric là 180 - 420 mmol/l ở nam và 150 - 360 mmol/l ở nữ. Acid uric thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý như Gout, bệnh cầu thận,... Acid uric máu thường tăng trong bệnh gout, suy thận, suy tim,... nó cũng tăng trong một số trường hợp sử dụng thuốc chống lao. Chỉ số này thường giảm ở các bệnh nhân mắc bệnh lý Wilson, Fanconi hay bệnh Hodgkin,...

Xét nghiệm Uric acid máu cũng thuộc nhóm xét nghiệm sinh hóa máu quan trọng

1.6. Các xét nghiệm điện giải đồ, Canxi máu và vi chất

Xét nghiệm điện giải đồ giúp đánh giá tình trạng cân bằng điện giải trong cơ thể, cụ thể là Na+, K+ và Cl-:

  • Na+ là cation chính của dịch ngoại bào, có tác dụng giữ nước. Khi Na+ bị dư thừa trong dịch ngoại bào, nước sẽ được tái hấp thu nhiều ở thận để cân bằng lại. Chỉ số bình thường của Na+ trong máu là 135 - 145 mmol/l. Khi nồng độ Na+ trong máu tăng có thể do cường aldosteron, sử dụng thuốc Corticoid, do cơ thể mất nước,... Nồng độ Na+ bị giảm do suy thận, suy tim mất bù, xơ gan cổ trướng, nôn quá nhiều, tiêu chảy,... Nếu giảm Na+ quá nhiều mà không kịp bù có thể dẫn đến tình trạng phù não;

  • K+ là Cation chính của dịch nội bào. Bình thường, K+ dao động từ 3,5 - 5,0 mmol/l. K+ có thể tăng do suy thận, do thuốc trợ tim Digitalis, thuốc lợi tiểu giữ Kali, thuốc ức chế men chuyển,... K+ trong máu giảm nếu mất tiêu chảy hoặc nôn quá nhiều, sử dụng thuốc lợi tiểu gây hạ Kali, đái tháo đường,...;

  • Cl- là anion chủ yếu của dịch ngoại bào. Cl- và HCO3- giúp duy trì cân bằng kiềm - toan trong cơ thể. Bình thường, nồng độ Cl- là 98 - 106 mmol/l. Cl- tăng khi ăn quá mặn, toan chuyển hóa, suy thận cấp,... giảm do ăn quá nhạt, mất nước khi nôn hoặc tiêu chảy nhiều,...

Ngoài các chất điện giải như trên, xét nghiệm sinh hóa máu còn giúp đánh giá nồng độ các vi chất trong cơ thể như Canxi, Magne, Kẽm, Vitamin D, Vitamin B12,... Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng, thừa - thiếu vi chất của người bệnh.

2. Nên xét nghiệm sinh hóa máu Hưng Yên ở đâu?

Hệ thống Y tế MEDLATEC là sự lựa chọn hợp lý cho những ai còn đang phân vân nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu Hưng Yên ở đâu tốt vì những ưu điểm sau:

  • MEDLATEC là địa chỉ quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn giỏi và tận tâm với nghề;

  • MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm được công nhận 2 chứng chỉ song hành là ISO 15189:2012 và CAP, đồng thời hệ thống máy móc của Bệnh viện và các Chi nhánh cũng được trang bị đầy đủ, nhập khẩu trực tiếp từ những quốc gia tiên tiến trên thế giới, đảm bảo sẽ luôn đưa ra kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng;

  • Bên cạnh xét nghiệm trực tiếp tại viện, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất phù hợp cho những khách hàng bận rộn, hoặc những người không thuận tiện trong việc di chuyển.

Xét nghiệm sinh hóa máu Hưng Yên - hãy chọn MEDLATEC!

Nếu bạn đang cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu Hưng Yên hay bất kỳ loại xét nghiệm nào khác, hãy liên hệ đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi và tư vấn ngay qua tổng đài 1900 56 56 56, hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Hưng Yên tại: Đường Mai Hắc Đế, Phường Lam Sơn, Thành phố Hưng Yên.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.