Các tin tức tại MEDlatec
Những điều cha mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
- 18/04/2020 | Ghi nhớ dấu hiệu bệnh tay chân miệng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ
- 17/04/2020 | Trẻ em mắc bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
- 12/11/2015 | Hơn 44.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng
- 07/05/2015 | Bệnh tay chân miệng vào mùa, nhiều ca biến chứng
- 05/05/2020 | Enterovirus 71 nguyên nhân của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng, do virus đường ruột gây ra. Bệnh lây qua đường tiếp xúc thông thường như nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, phân của người bệnh.
Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa hoàn thiện nên thường dễ nhiễm bệnh hơn. Tuy nhiên ở độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành cũng có thể gặp. Phần lớn bệnh sẽ tự khỏi sau từ 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng nếu để lâu kèm theo triệu chứng bất thường bệnh có nguy cơ chuyển biến nguy hiểm như bại liệt, viêm màng nào, có thể tử vong nếu điều trị không kịp thời và dứt điểm.
Vì khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm, nên bệnh thường xảy ra quanh năm. Tuy vậy, thời điểm virus phát triển mạnh nhất vào tháng 3 cho đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Môi trường dễ lây nhiễm nhất là nhà trẻ, mẫu giáo, khu vui chơi trẻ em, công viên,…
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
2. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Giai đoạn ủ bệnh (giai đoạn sớm của bệnh)
- Sau từ 3 - 5 ngày tiếp xúc với virus trẻ thường xuất hiện các triệu chứng ho, chán ăn, sốt cao (khoảng từ 38 - 39oC), đau họng, đau bụng, đôi khi còn nôn ói giống như bị cúm. Các triệu chứng thường chỉ kéo dài từ 12 - 48 giờ. Bên cạnh đó có thể trẻ sẽ xuất hiện vết loét trên miệng hoặc trên lưỡi.
- Loét miệng: là trong miệng xuất hiện các nốt đỏ, nhất là quanh mặt trong má, lợi, quanh lưỡi sau 1 - 2 ngày ủ bệnh. Ban đầu nhỏ sau lan rộng tạo các vết loét lớn hơn, có màu vàng sẫm ở giữa và vết sưng đỏ xung quanh, thường có từ 5 - 10 vết trong miệng. Những vết loét miệng khiến trẻ quấy khóc, khó ăn uống, không ngủ được,… Sau khoảng từ 5 - 7 ngày vết loét sẽ hết.
Các vết loét xung quanh miệng của trẻ bị bệnh
- Trên da bé nổi các vết ban đỏ: Sau các vết loét ở miệng thì trên ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân sẽ thấy những vết ban đỏ nổi Mụn nước và thi thoảng còn sẽ gặp ở mông và háng. Những nốt ban này có hình bầu dục, có màu xám ở giữa và có kích thước 2 - 5mm, thường không đau và không ngứa hoặc đau rát nhẹ. Các nốt ban và mụn nước có thể xuất hiện đến 10 ngày.
Mụn nước nổi trên lòng bàn tay trẻ
Lưu ý: Không nên làm vỡ mụn nước để tránh lây lan bệnh sang người khác.
Giai đoạn bệnh nặng
Khi trẻ quấy khóc kéo dài, thậm chí quấy khóc đêm (cứ 15 - 20 phút trẻ tỉnh dậy và quấy khóc), nôn ói, co giật, tim đập nhanh, khó thở, trẻ sốt cao không hạ (kéo dài hơn 48 giờ với nhiệt độ trên 38.5oC) và thuốc hạ sốt sử dụng không có tác dụng,… thì cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám, điều trị, không nên chủ quan coi thường để tránh các triệu chứng nguy hiểm của bệnh như viêm màng não, suy tim, viêm phổi,… làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng trẻ bị bệnh.
3. Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng do một chủng virus coxsackievirus, phổ biến nhất là A16 và virus enterovirus 71 gây ra. Bệnh lây lan từ người sang người, thông qua việc tiếp xúc với người bệnh. Bệnh sẽ lây lan khi tiếp xúc với:
-
Dịch từ mụn nước bị vỡ ra.
-
Phân của trẻ nhỏ nhiễm bệnh.
-
Nước bọt hoặc nước mũi sau khi ho hoặc hắt hơi.
Ngoài ra, bệnh trực tiếp lây lan khi tiếp xúc với bàn tay chưa rửa sạch, hoặc qua các bề mặt vật dụng mà người bệnh đã từng tiếp xúc qua trong thời gian ngắn.
4. Các phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh này sẽ tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy vậy, mọi người có thể giảm triệu chứng cho bé bằng các cách sau:
-
Dùng thuốc hạ sốt và giảm đau cho bé.
-
Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
-
Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước (tránh đồ uống có tính acid).
-
Cho trẻ ăn thức ăn mềm để trẻ dễ nuốt hơn. Trong thực đơn hàng ngày cần tránh đồ cay nóng, chua, mặn,... Nếu không tránh cho trẻ sẽ khiến miệng bé bị nặng hơn.
-
Tránh sử dụng đồ dùng đồ ăn, đồ uống chung, các đồ dùng vận dụng cần phải dùng riêng biệt. Cách ly trẻ bệnh ra xacác trẻ khác để tránh lây lan.
-
Khi có triệu chứng bất thường thì cha mẹ nên đưa bé đi khám tại các trung tâm y tế để chẩn đoán được các biến chứng của bệnh, tránh trường hợp nguy hiểm tới sức khỏe trẻ.
5. Cha mẹ nên phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào cho trẻ
Hiện tại chưa có vacxin phòng bệnh chân tay miệng nên các bậc phụ huynh cần chú ý:
-
Để chống lại bệnh tay chân miệng cần phải vệ sinh tốt, dạy trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng để giảm nguy cơ nhiễm virus. Chăm sóc răng miệng hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh
-
Rửa sạch tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và sau khi đi ra ngoài nơi công cộng về. Dạy trẻ không cho tay hoặc đồ vật vào miệng hoặc gần miệng.
Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng
-
Khử trùng khu vực quanh nhà, trường học, đồ chơi, núm vú,... Vệ sinh bề mặt bằng xà phòng và nước, sau đó dùng dung dịch thuốc tẩy pha loãng.
-
Ăn chín, uống sôi, các vật dụng sạch sẽ. Cắt móng tay móng chân cho trẻ.
-
Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng xà bông, sữa tắm.
-
Hạn chế trẻ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, tránh ôm, hôn, ôm ấp, dùng chung đồ đạc.
-
Nếu sốt, ho, đau họng, nên cho trẻ nghỉ ở nhà.
-
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Có thể thấy, bệnh tay chân miệng lây lan một cách nhanh chóng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của bé. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ sẽ có thêm kiến thức về bệnh cũng như con đường lây lan bệnh và cách phòng tránh bệnh cho trẻ. Khi gặp các vấn đề về sức khỏe hãy nhấc máy liên hệ với các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số 1900 56 56 56 hoặc tham khảo các dịch vụ trên trang website của chúng tôi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!