Các tin tức tại MEDlatec
Những điều cha mẹ nên biết về bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Những điều cha mẹ nên biết về bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh hầu hết là lành tính và có thể tự khỏi. Một số ít trường hợp bướu huyết thanh bất thường gây nên nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe của trẻ cần được điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về bệnh lý này.
1. Bướu huyết thanh là gì?
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh là tình trạng hiện tượng phù thấm thanh huyết dưới da, chủ yếu có ở phần thấp nhất của ngôi thai, hình thành do quá trình chèn ép trong khi sinh nở khiến cho máu ở động mạch đến được nhưng máu tĩnh mạch không về được. Bướu huyết thanh gần như chỉ xuất hiện sau khi vỡ ối, kích thước bướu càng to thì càng chứng tỏ quá trình chuyển dạ kéo dài.
2. Nguyên nhân gây ra và dấu hiệu nhận diện bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
2.1. Nguyên nhân gây nên bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Bướu huyết thanh thường là kết quả của áp lực từ bên ngoài tác động lên bề mặt xương sọ của thai nhi gây bầm tím, sưng bọng. Thường gặp nhất là áp lực đến từ tử cung và thành âm đạo trong thai kỳ và quá trình chuyển dạ.
Áp lực của dụng cụ hỗ trợ sinh nở lên hộp sọ có thể là nguyên nhân hình thành bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Ngoài ra, việc dùng dụng cụ hỗ trợ sinh nở, áp lực từ xương chậu của người mẹ lên hộp sọ của thai nhi trong quá trình chuyển dạ cũng là những yếu tố tác động hình thành bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh. Gần lúc sinh, qua siêu âm thai, bác sĩ có thể nhìn thấy sự xuất hiện của loại bướu này.
Một yếu tố nữa cũng có thể tác động hình thành bướu huyết thanh là vỡ ối sớm. Bản thân nước ối chính là phần đệm đỡ cho thai nhi nên khi vỡ ối trước khi thai nhi ra khỏi tử cung thì trong khi chuyển dạ, do không còn phần đệm đỡ này nữa nên da đầu của trẻ dễ va chạm vào tử cung của mẹ, bị sưng lên và hình thành bướu huyết thanh.
Nói tóm lại, có rất nhiều yếu tố tác động để hình thành nên bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh, trong đó phổ biến nhất là:
- Sinh khó, chuyển dạ kéo dài.
- Bị vỡ ối sớm.
- Nước ối trong tử cung thấp.
- Co thắt Braxton-Hicks.
- Ngôi thai bất thường, điển hình là như đầu hướng xuống dưới.
- Quá trình sinh nở cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ như giác hút hoặc Forcep.
Ngôi thai bất thường cũng có thể tác động hình thành bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
2.2. Dấu hiệu bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ sơ sinh có bướu huyết thanh thì ngay khi trẻ chào đời có thể nhìn thấy các bọng hoặc cục sưng đỏ trên da đầu. Thường gặp nhất là bướu huyết thanh ở phía sau đỉnh đầu vì vùng này tiếp xúc với xương chậu và tử cung của người mẹ nhiều nhất. Sờ vào bướu có thể sẽ khiến trẻ bị đau.
Ngoài phần da đầu thì bướu huyết thanh cũng có thể là vết bầm tím ở trên mặt trẻ sơ sinh. Sau khi bướu huyết thanh xuất hiện, trẻ thường bị vàng da. Đây là kết quả của quá trình tan vết bầm tím và bướu huyết thanh làm tăng sản xuất bilirubin. Khi phát hiện tình trạng này, trẻ sơ sinh cần được theo dõi vàng da để kịp thời điều trị bằng chiếu đèn, tránh được những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
3. Tính chất nguy hiểm của bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Đại đa số trường hợp bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh có thể tự hết sau một thời gian ngắn mà không để lại vết tích nào. Tuy nhiên, cha mẹ không được dùng bất cứ biện pháp nào để hút dịch từ bướu huyết thanh vì việc làm này rất dễ gây nhiễm khuẩn, nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Các trường hợp bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh chỉ nguy hiểm khi đi kèm biến chứng:
- Vàng da
Quá trình tan bướu huyết thanh làm tăng lượng bilirubin trong máu của trẻ. Thông thường, bướu hình thành trong quá trình sinh thường và trẻ được về nhà sớm hơn so với trẻ sinh mổ nên ngày đầu trẻ chưa có dấu hiệu vàng da. Các bậc cha mẹ nên chú ý theo dõi, nếu phát hiện trẻ bị vàng da thì nên cho trẻ đến khám bác sĩ Nhi khoa để được chiếu đèn kịp thời. Vàng da nặng nếu không được điều trị có thể để lại di chứng bại não, mất thính lực vĩnh viễn.
Bướu huyết thanh đi kèm với vàng da sơ sinh là biến chứng cần được điều trị ngay
Trường hợp ca sinh khó và thấy cần thiết dùng đến công cụ hỗ trợ, bác sĩ có thể dùng giác hút, Forcep. Quá trình chuyển dạ kéo dài kết hợp với việc dùng dụng cụ này có thể khiến cho đầu của bé bị va chạm vào đường sinh dục của mẹ từ đó tăng nguy cơ xuất huyết ngoài màng cứng hoặc xuất huyết nội sọ. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ phải theo dõi kỹ xem trẻ có triệu chứng thần kinh như kích thích, co giật, li bì,... hay không để cho trẻ thực hiện các kiểm tra chụp cắt lớp, siêu âm thóp,... giúp đưa ra chẩn đoán xác định.
Các trường hợp bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh đi kèm với các biến chứng như đã nói ở trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện những chẩn đoán hình ảnh và kiểm tra nhi khoa giúp đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh được trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại như: máy siêu âm, máy chụp CT-Scanner, máy chụp MRI,... có tốc độ nhanh, hình ảnh rõ nét,... giúp chẩn đoán đúng các bất thường Nhi khoa.
Không những thế, bệnh viện còn có sự tham gia làm việc trực tiếp của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa trình độ chuyên môn giỏi, bề dày kinh nghiệm lâu năm. Những điều này sẽ giúp cho trẻ được tiếp cận với các phương pháp chẩn đoán, điều trị tiên tiến nhất, nhờ đó mà tăng tối đa hiệu quả điều trị các bệnh lý sơ sinh.
Nếu cha mẹ còn thắc mắc nào khác về bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh thì có thể chia sẻ qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được những thông tin giải đáp xác đáng từ tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!