Các tin tức tại MEDlatec
Những kiến thức không thể bỏ qua về bệnh tràn dịch khớp gối
- 26/10/2020 | Điểm mặt những nguyên nhân viêm khớp giúp tăng cách phòng bệnh
- 20/10/2020 | Những triệu chứng “cảnh báo” thoái hóa khớp và phương pháp điều trị bệnh
- 26/10/2020 | Tiết lộ phương pháp trị bệnh viêm khớp hiệu quả nhất
- 21/10/2020 | Những sai lầm khi điều trị bệnh về cơ xương khớp ở người cao tuổi
- 20/10/2020 | Triệu chứng thoái hóa khớp vai và phương pháp điều trị hiệu quả
1. Tràn dịch khớp gối là gì?
Đối với cơ thể, khớp gối có chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể và vô cùng quan trọng. Trong đó, dịch khớp gối sẽ có nhiệm vụ bôi trơn, cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, giảm ma sát, từ đó giúp cho cơ thể của chúng ta vận động, di chuyển một cách dễ dàng và linh hoạt.
Vấn đề xảy ra khi lượng dịch này tiết ra quá nhiều một cách bất thường và dẫn đến tình trạng bị tụ dịch ở trong các ổ khớp. Nó khiến cho khớp gối của bệnh nhân bị sưng, đau và rất khó khăn để vận động. Đây chính là hiện tượng tràn dịch khớp gối.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới căn bệnh này, tuy nhiên những nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất:
Do tuổi tác, quy trình lão hóa: Tuổi càng cao sẽ càng tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Vì xương khớp của chúng ta sẽ thuận theo quy trình lão hóa tự nhiên, sẽ không còn chắc khỏe hay dẻo dai và quá trình sản sinh ra tế bào mới sẽ bị làm chậm lại. Người cao tuổi dễ mắc một số vấn đề về xương khớp bao gồm: tình trạng khô khớp, thoái hóa khớp, tổn thương khớp, đặc biệt là những vấn đề ở khớp gối.
Vận động viên điền kinh có nguy cơ bị chấn thương khớp gối
Do chấn thương: Một phần lớn các trường hợp mắc bệnh tràn dịch ở khớp gối là do họ bị chấn thương vì tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc cũng có thể là do chơi thể thao quá sức,… Một số trường hợp phải phẫu thuật dây chằng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh.
Do các loại bệnh lý về xương khớp: Khi mắc một số bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, gout, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khớp gối,… thì người bệnh cũng có thể phải đối mặt với tình trạng tràn dịch tại khớp gối.
Nhiễm khuẩn: Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì tình trạng nhiễm các loại vi khuẩn, nhiễm các loại virus, nấm hay khuẩn lao cũng làm tăng nguy cơ Tràn dịch khớp gối.
1.2. Những ai dễ mắc bệnh
Thông thường, bệnh gặp nhiều ở người trung niên và người cao tuổi. Nhưng cũng có thể gặp ở một số đối tượng khác như sau:
Những người lao động nặng: Khi phải thường xuyên lao động nặng nhọc bao gồm bê vác đồ nặng, đi lại quá nhiều,… sẽ khiến cho khớp gối bị tổn thương và lâu ngày có thể dẫn tới hiện tượng tràn dịch.
Người thừa cân, béo phì: Cân nặng của cơ thể càng cao thì sẽ tạo áp lực càng lớn và gây tổn thương cho hệ thống xương khớp. Người thừa cân, béo phì sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao về các bệnh xương khớp, trong đó có các bệnh về khớp gối.
Chơi thể thao: Việc tập luyện và chơi thể thao là rất tốt nhưng đối với một số môn như bóng đá, quyền anh, điền kinh, tennis,… thì các vận động viên cũng sẽ có nguy cơ tổn thương về khớp gối cao hơn những người bình thường.
1.3. Triệu chứng của bệnh
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:
Đau nhức: Khi bị tràn dịch ở khớp gối thì người bệnh sẽ có cảm giác nặng nề, đau nhức, khó chịu. Những cơn đau có mức độ tăng dần, có khi kéo dài vài giờ, cũng có khi kéo dài đến vài ngày.
Sưng khớp: Lượng dịch quá nhiều gây ra tình trạng phù nề, sưng và nóng đỏ.
Giảm khả năng vận động: Cảm giác đau đớn khiến người bệnh vô cùng khó khăn khi đi lại, gập gối, co duỗi và di chuyển, vận động.
Tê chân, cứng khớp hay mất cảm giác ở chân cũng là một trong những biểu hiện của bệnh.
2. Phương pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp gối
Bạn cần phải nhớ rằng, bệnh không thể tự khỏi mà cần phải điều trị sớm để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh và làm giảm nguy cơ biến chứng. Thời gian điều trị bệnh sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh, lượng dịch nhiều hay ít và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ra sao.
Mỗi bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ riêng. Bệnh nhân có thể được sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc một số trường hợp có thể tính đến phương án can thiệp ngoại khoa.
Một số loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm thuốc giảm đau chống viêm để giúp giảm sưng, phù nề, kiểm soát cơn đau, thuốc kháng sinh để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, một số loại thuốc dạng tiêm để giảm viêm. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, vì thế, hãy tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ và liên hệ với bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
Các phương pháp ngoại khoa:
Một số bệnh nhân sẽ được chọc hút dịch khớp bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó tiêm thuốc giảm viêm sưng. Nhưng dịch khớp sẽ có thể tái phát sau một thời gian điều trị.
Mổ nội soi: Khi áp dụng phương pháp này, các bác sĩ sẽ có thể thấy rõ được những tổn thương trong khớp gối và khắc phục hiệu quả tổn thương khớp cũng như hiện tượng tràn dịch.
Thay khớp: Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nghiêm trọng khi các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được xử lý tràn dịch khớp gối bằng cách thay thế bởi một khớp gối nhân tạo.
Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những biến chứng khó lường. Điều trị sớm sẽ giúp tăng hiệu quả và giảm chi phí điều trị. Vì thế khi có những dấu hiệu có bệnh, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và trị bệnh kịp thời, đây cũng là cách giảm nguy cơ biến chứng bệnh.
Bạn phân vân về một địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, hiệu quả? Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ y tế hoàn hảo cùng với các chuyên gia đầu ngành và hệ thống thiết bị hiện đại nhất.
Hãy gọi đến 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!