Các tin tức tại MEDlatec
Nuốt đờm có sao không? Giảm đờm bằng cách nào?
- 10/05/2023 | Khạc đờm ra máu có nguy hiểm không? Là biểu hiện của bệnh lý gì?
- 21/07/2024 | Không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng có sao không và cách điều trị
- 01/12/2024 | Cách vỗ long đờm giúp cải thiện đường hô hấp hiệu quả
1. Nguyên nhân tăng tiết đờm
Đờm là chất nhầy được tiết ra từ niêm mạc của các bộ phận trong hệ hô hấp, chủ yếu là mũi, họng và phổi. Sự sản sinh đờm có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các chất gây dị ứng, giữ cho các cơ quan hô hấp không bị khô và vận hành trơn tru, giúp không khí dễ dàng di chuyển vào phổi.
Đờm thường tăng tiết trong các trường hợp:
1.1. Cảm lạnh và cúm
Khi mắc phải hai tình trạng này, cơ thể sẽ tăng tiết đờm. Đây là phản ứng để tống đẩy tác nhân gây cảm lạnh và cúm ra khỏi cơ thể. Cũng chính vì phản ứng đó mà người bệnh bị ho và cảm thấy ngứa rát trong cổ họng.
Khi bị cúm, cơ thể thường tăng tiết đờm để đào thải virus
1.2. Dị ứng
Khi có sự xâm nhập của các dị ứng nguyên như: lông thú, phấn hoa,... cơ thể có thể phản ứng bằng cách tiết ra đờm để bảo vệ đường thở. Lượng đờm này có thể tích tụ trong cổ họng và gây cảm giác khó chịu.
1.3. Viêm phế quản và viêm xoang
Đây là hai bệnh lý dễ khiến cơ thể tăng tiết đờm vượt mức bình thường. Khi viêm, niêm mạc mũi hoặc phổi sẽ tiết ra chất nhầy để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại.
1.4. Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc có thể làm tổn thương các niêm mạc đường hô hấp nên cơ thể phải sản xuất nhiều đờm hơn để bảo vệ. Người hút thuốc lá thường xuyên khó tránh khỏi bị ho khan và đờm nhầy đục.
2. Nuốt đờm có sao không?
Nuốt đờm có sao không phụ thuộc vào tình trạng đờm và điều kiện sức khỏe của người bệnh:
2.1. Nuốt đờm không gây hại
Thực tế, người khỏe mạnh nuốt đờm với số lượng ít sẽ không gây hại nghiêm trọng cho cơ thể. Đờm chủ yếu được tạo ra từ chất nhầy và các tạp chất khác mà cơ thể muốn loại bỏ. Khi bạn nuốt đờm, nó sẽ đi qua dạ dày. Tại đây, đờm bị axit dịch vị dạ dày và enzyme đường ruột vô hiệu hóa.
2.2. Nuốt đờm gây hại gián tiếp cho sức khỏe
2.2.1. Khó chịu ở thực quản và dạ dày
Xét về mặt y khoa, nuốt đờm hầu như không gây hại. Tuy nhiên, khi hỏi nuốt đờm có sao không thì với một số trường hợp có thể gây khó chịu trong dạ dày hoặc thực quản.
Nếu lượng đờm quá nhiều, việc nuốt chúng có thể làm bạn cảm thấy đầy bụng. Đặc biệt khi đờm đặc hoặc có mùi tanh khó chịu, nó có thể làm tăng cảm giác buồn nôn hoặc đầy hơi. Đây là lý do tại sao nhiều người có thói quen nhổ đờm thay vì nuốt, để giảm cảm giác khó chịu này.
Một số trường hợp nuốt đờm có thể gây khó chịu cho dạ dày
2.2.2. Tạo cơ hội để tác nhân gây bệnh xâm nhập vào bên trong cơ thể
Trong một số trường hợp, đờm có thể chứa vi khuẩn hoặc virus từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Khi bạn nuốt đờm, các tác nhân này, tuy dạ dày sẽ tiêu diệt phần lớn vi khuẩn và virus nhưng đờm mang tác nhân gây bệnh có thể khiến tình trạng bệnh kéo dài hoặc làm bệnh tiến triển. Đờm chứa vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào hệ tiêu hóa, có thể gây một số vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn và đi ngoài, ...
2.2.3. Ảnh hưởng lên hệ hô hấp
Nhiều người cũng đặt câu hỏi liệu nuốt đờm có sao không trong trường hợp đờm chứa quá nhiều vi khuẩn hoặc chất kích thích? Với trường hợp này, việc nuốt đờm dễ khiến triệu chứng ở người bị bệnh phổi trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Làm thế nào để giảm đờm?
3.1. Uống nhiều nước
Thiếu nước là có thể khiến đờm đặc và khó tống xuất ra khỏi đường hô hấp. Khi cơ thể được cung cấp nhiều nước, đờm sẽ được làm loãng và dễ bị loại bỏ ra ngoài. Vì thế, khi bị tăng tiết đờm, hãy uống nhiều nước ấm, nhất là những người đang bị ho hoặc cảm cúm.
3.2. Sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương 0.9%
Nước muối sinh lý đẳng trương với tỷ lệ 0.9% có thể giúp giảm đờm trong cổ họng. Hãy dùng nước muối này để nhỏ mũi, súc miệng để làm loãng đờm, làm sạch các tạp chất và loại bỏ bớt vi khuẩn trong đường hô hấp.
3.3. Xông hơi
Xông hơi nước ấm có thể giúp đờm loãng ra và làm dịu cho cổ họng. Cách xông hơi đơn giản nhất là dùng máy xông hoặc đặt một bát nước nóng ngay trước mặt và hít hơi nước từ đó.
3.4. Không tiếp xúc với dị nguyên
Trường hợp nhiều đờm do dị ứng thì sau khi đã xác nhận được tác nhân gây bệnh, tốt nhất nên dừng tiếp xúc. Việc làm này sẽ ngăn chặn nguy cơ tăng tiết đờm gây khó chịu cho đường hô hấp.
3.5. Đảm bảo môi trường sống trong lành
Không gian sống thoáng mát, giảm thiểu được tối đa bụi bẩn và tác nhân gây hại sẽ giảm sự tăng tiết đờm, giúp phòng ngừa viêm đường hô hấp. Vì thế, hãy duy trì môi trường sống không có bụi bẩn, sử dụng máy lọc không khí nếu cần thiết để không bị nhiễm khuẩn làm tăng tiết đờm.
3.6. Dùng thuốc giảm ho hoặc thuốc loãng đờm
Một số loại thuốc giảm ho hoặc thuốc loãng đờm có thể giúp long đờm và giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt khi bạn có các vấn đề về đường hô hấp hoặc dị ứng.
Nếu sức khỏe có bất thường, người bệnh nên khám bác sĩ để được đánh giá đúng
Hầu hết các trường hợp không cần lo lắng nuốt đờm có sao không vì hành động này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu bất thường trong đờm như đờm có màu lạ (vàng, xanh hoặc có lẫn máu), hoặc kèm theo sốt cao, đau ngực hoặc khó thở,...thì nên khám bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng cần điều trị để bệnh không tiến triển nghiêm trọng.
Quý khách hàng đang có dấu hiệu bệnh lý đường hô hấp cần chẩn đoán chính xác có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!