Các tin tức tại MEDlatec
Paracetamol truyền tĩnh mạch: Những vấn đề cần biết để dùng thuốc an toàn
- 24/04/2023 | Liều ngộ độc paracetamol là bao nhiêu? Cách xử trí khi bị ngộ độc
- 01/08/2023 | Thuốc giảm đau Paracetamol và những điều bạn cần biết
- 01/04/2024 | Thuốc giảm đau Paracetamol và những khuyến cáo trước khi sử dụng
1. Cơ chế hoạt động và các trường hợp cần dùng Paracetamol truyền tĩnh mạch
1.1. Cơ chế hoạt động của thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch
Paracetamol truyền tĩnh mạch là sử dụng paracetamol thông qua ống tiêm để truyền vào tĩnh mạch. So với việc sử dụng thuốc dưới dạng viên nén hoặc siro, phương pháp này giúp thuốc đi vào cơ thể nhanh và hiệu quả hơn, đặc biệt trong các trường hợp bệnh nhân không thể uống thuốc hoặc cần giảm đau nhanh chóng.
Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) - enzyme liên quan đến việc sản xuất chất gây viêm và đau prostaglandin. Việc dùng thuốc giúp giảm prostaglandin nên mang lại tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả.
Người bệnh trong đang truyền Paracetamol tĩnh mạch
1.2. Sử dụng Paracetamol truyền tĩnh mạch trong trường hợp nào?
Paracetamol truyền tĩnh mạch thường được chỉ định dùng cho các trường hợp:
- Bệnh nhân sau phẫu thuật
Bệnh nhân sau các ca phẫu thuật lớn thường bị đau, sử dụng Paracetamol truyền tĩnh mạch giúp giảm đau nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến dạ dày.
- Người không thể uống thuốc
Những bệnh nhân nôn ói nhiều, rối loạn tiêu hóa hoặc không tỉnh táo sẽ được chuyển qua dùng Paracetamol truyền tĩnh mạch.
- Kiểm soát cơn sốt cao nguy hiểm
Paracetamol truyền tĩnh mạch có khả năng hạ sốt nhanh, đặc biệt là các trường hợp sốt cao không đáp ứng với thuốc đường uống.
2. Ưu điểm và hạn chế của thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch
2.1. Ưu điểm
So với Paracetamol đường uống thì sử dụng đường truyền tĩnh mạch có nhiều ưu điểm:
- Giảm đau nhanh
Khi truyền vào tĩnh mạch, thuốc sẽ đi đến hệ thống tuần hoàn và phát huy tác dụng nhanh chóng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các tình huống cần giảm đau nhanh như trong hoặc sau phẫu thuật.
- Phù hợp với bệnh nhân không thể dùng thuốc đường uống
Phương pháp này là giải pháp tối ưu cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc uống thuốc như bệnh nhân trước hoặc sau phẫu thuật, nôn nhiều, rối loạn tiêu hóa,...
- Duy trì tác dụng ổn định
Paracetamol truyền tĩnh mạch cho phép duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, giúp kiểm soát cơn đau liên tục, lâu dài mà không cần dùng quá nhiều liều bổ sung.
- Ít tác dụng phụ lên đường tiêu hóa
Khác với thuốc Paracetamol đường uống, phương pháp truyền tĩnh mạch không gây kích ứng niêm mạc dạ dày, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn,...
Paracetamol truyền tĩnh mạch phát huy công dụng giảm đau nhanh và lâu dài
2.2. Hạn chế
Mặc dù Paracetamol truyền tĩnh mạch có nhiều ưu điểm nhưng thuốc vẫn tồn tại những hạn chế nhất định:- Chi phí cao
So với thuốc Paracetamol dạng viên hoặc siro, dạng truyền tĩnh mạch có chi phí cao hơn vì thuốc cần sử dụng tại cơ sở y tế dưới sự giám sát của bác sĩ và sự hỗ trợ của thiết bị y tế.
- Nguy cơ quá liều
Việc truyền thuốc trực tiếp vào máu có thể dẫn đến nguy cơ quá liều nếu không được kiểm soát cẩn thận. Nếu quá liều thuốc có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân có chức năng gan kém.
- Cần giám sát y tế
Nếu như sử dụng đường uống người bệnh có thể dùng thuốc tại nhà thì Paracetamol truyền tĩnh mạch đòi hỏi phải được thực hiện bởi nhân viên y tế để đảm bảo liều lượng chính xác và xử lý kịp thời các phản ứng phụ có thể xảy ra.
- Phản ứng tại vị trí truyền
Một số bệnh nhân có thể gặp phản ứng tại vị trí truyền thuốc như sưng, đau, kích ứng da,... nhưng thường không nghiêm trọng.
3. So sánh giữa thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch với thuốc dùng đường uống
Để hình dung cụ thể hơn về sự khác nhau giữa hai phương thức dùng thuốc này bạn có thể tham khảo một số thông tin sau:
- Thời gian phát huy tác dụng của thuốc:
+ Đường truyền tĩnh mạch: Nhanh (10 - 15 phút).
+ Đường uống: Chậm hơn (30 - 60 phút).
- Khả năng hấp thu thuốc:
+ Đường truyền tĩnh mạch: Hoàn toàn, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
+ Đường uống: Có thể giảm nếu dạ dày bị kích ứng.
- Chi phí:
+ Đường truyền tĩnh mạch: Cao.
+ Đường uống: Thấp.
- Tính tiện lợi khi sử dụng:
+ Đường truyền tĩnh mạch: Cần theo dõi y tế .
+ Đường uống: Tự sử dụng tại nhà dễ dàng hơn.
4. Cách dùng Paracetamol truyền tĩnh mạch
Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng Paracetamol truyền tĩnh mạch dựa trên tình trạng bệnh lý, tuổi tác, cân nặng của bệnh nhân. Quá trình truyền thuốc tương đối đơn giản. Người bệnh được tiêm thuốc vào tĩnh mạch thông qua một ống truyền. Trong suốt quá trình truyền thuốc người bệnh sẽ không cảm thấy gây đau đớn nhưng cần được theo dõi kỹ lưỡng để kịp thời xử lý nếu không may gặp phải tác dụng phụ.
Bệnh nhân truyền Paracetamol tĩnh mạch cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ
4. Một số điều cần lưu ý trong quá trình dùng Paracetamol truyền tĩnh mạch
4.1. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc
Khi sử dụng Paracetamol truyền tĩnh mạch người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không nghiêm trọng như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi. Những triệu chứng này thường sẽ tự hết khi cơ thể đã làm quen với thuốc.
Trong một số trường hợp hiếm, việc sử dụng Paracetamol truyền tĩnh mạch có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, nhất là khi sử dụng quá liều hoặc khi kết hợp với các chất khác có hại cho gan. Đây chính là lý do người bệnh cần được dùng thuốc khi có chỉ định và giám sát từ bác sĩ.
Cũng như các phương pháp điều trị khác, Paracetamol truyền tĩnh mạch vẫn tồn tại hạn chế nhất định nên người bệnh cần thực hiện quy trình này tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu có thắc mắc nào về việc sử dụng thuốc, người bệnh nên trao đổi cùng bác sĩ chuyên khoa để được giải thích kỹ càng.
Trường hợp có vấn đề cần sử dụng tới thuốc giảm đau, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được đánh giá đúng tình trạng sức khỏe, hướng dẫn cách xử trí an toàn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!