Các tin tức tại MEDlatec

pH máu là gì? 8 Nguyên nhân khiến pH máu thay đổi

Ngày 11/12/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
pH máu giúp xác định máu thiên về tính Axit hay Bazơ. Ở điều kiện bình thường, pH máu dao động trong khoảng 7.3 đến 7.4. Tuy nhiên, dưới tác động của bệnh lý hoặc bị nhiễm độc,... cơ thể dễ bị tích tụ Axit, tạo điều kiện phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe.

1. pH máu là gì? 

1.1. Khái niệm 

pH được hiểu là chỉ số đo lường mức độ hoạt động của ion Hidro hay H+ của dung dịch. Khi H+ cao, môi trường của dung dịch lúc đó thiên về tính axit. Còn nếu như H+ thấp, môi trường dung dịch lại thiên về tính kiềm hay Bazơ. Nếu lượng H+ cân bằng với lượng OH- có nghĩa môi trường dung dịch lúc này trung tính (pH 7.0). 

pH trong cơ thể thường dao động từ 7.3 đến 7.4

Trong cơ thể người, pH thường dao động quanh mức 7.3 cho đến 7.4. Ngay khi chào đời, môi trường trong cơ thể chúng ta đã thiên về tính kiềm, pH 7.3 đến 7.4 tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào phát triển. Tuy nhiên, thói quen ăn uống không lành mạnh, ảnh hưởng từ môi trường,... dễ khiến môi trường cơ thể dần nghiêng về tính Axit. Trong đó, Axit dư thừa là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư, đái tháo đường, bệnh lý mạn tính nguy hiểm khác. 

1.2. Thuật ngữ sử dụng trong đánh giá toan hoặc kiềm

Quá trình đánh giá trạng thái toan hoặc kiềm sẽ sử dụng một số thuật ngữ như:

  • pH: Giới hạn bình thường từ 7.35 đến 7.45.
  • PaCO2: Giới hạn bình thường từ 36 đến 44 mmHg. 
  • Bicarbonate: Giới hạn bình thường từ 22 đến 26 mmol/L. 

Ngoài ra khi giải trình toan hoặc kiềm, mọi người cần làm quen với nhiều thuật ngữ khác. Bao gồm: 

  • Toan máu: Cho thấy pH máu thấp, cụ thể là dưới 7.35.
  • Kiềm máu: Cho thấy pH máu cao, cụ thể là trên 7.45.
  • Nhiễm toan: Liên quan đến sự bất thường, trong trường hợp mất kiểm soát gây toan máu. Đó có thể là khi PCO2 lớn hơn 44mmHg, đồng thời toan chuyển hóa tồn tại khi HCO3 dưới 22.
  • Nhiễm kiềm: Liên quan đến sự bất thường, trong trường hợp mất kiểm soát gây kiềm máu. Đó có thể là khi PCO2 thấp hơn 36mmHg, đồng thời kiềm chuyển hóa tồn tại khi HCO3 cao hơn 26.

2. Giới hạn pH máu bình thường 

Thang đo pH tính từ 0.0 đến 14.0. Với dạng dung dịch trung tính như nước tinh khiết pH sẽ tương ứng 7.0. Tính Axit và Bazơ được xác định như sau:

  • Trường hợp pH nhỏ hơn 7.0: Mang tính Axit. 
  • Trường hợp pH lớn hơn 7.0: Mang tính Bazơ. 

Thang đo pH tính từ 0.0 đến 14.0

pH máu bình thường nằm trong ngưỡng 7.35 đến 7.45. Lúc này, môi trường máu hơi nghiêng về tính Bazơ. 

Với dịch dạ dày, pH nằm trong khoảng 3.0 đến 5.5. Trong đó, pH thấp tạo điều kiện cho hoạt động tiêu hóa thức ăn, loại bỏ vi khuẩn gây hại trong dạ dày diễn ra hiệu quả hơn. 

3. Nguyên nhân khiến pH máu thay đổi

3.1. Cơ thể mất nước

Khi bị mất nước, pH máu có xu hướng tăng. Bởi khi cơ thể mất nước, chất điện giải cũng giảm theo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do sự toát mồ hôi, nôn ói, đi ngoài ra phân lỏng hay tiêu chảy. 

Khi bị mất nước, pH máu trong cơ thể có xu hướng tăng

Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu hay những loại thuốc khác có thể khiến cơ thể đi tiểu thường xuyên hơn cũng làm pH máu tăng. Để khắc phục tình trạng cơ thể mất nước, bạn cần uống nhiều nước, bù điện giải theo chỉ định của bác sĩ. 

3.2. pH tăng 

Thực tế, tình trạng pH máu tăng đến từ nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như khi cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó, pH máu có xu hướng tăng trong ngắn hạn, hay nhiều thực phẩm cũng có khả năng tác động khiến pH máu tăng. 

3.3. Hạ pH máu 

Nhiễm toan máu khá hay gặp, nhất là trong các bệnh lý về hô hấp, tiểu đường nặng, bệnh thận,... Cụ thể: 

3.3.1. Bệnh lý tiểu đường

Khi bị tiểu đường, máu có xu hướng thiên về tính Axit, bởi cơ thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Tình trạng nhiễm toan ở người bị tiểu đường hướng xuất hiện khi cơ thể không tổng hợp đủ lượng Insulin hoặc không tận dụng tốt Insulin. Một trong những chức năng của Insulin là tham gia vào quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn, giúp tế bào đốt cháy năng lượng. 

Trường hợp Insulin không được tận dụng đến, cơ thể cần phải phá hủy chất béo tích trữ (một phần trong quá trình tạo năng lượng). Khi đó, Ceton sẽ được sản sinh khiến pH máu giảm. 

Nếu đường huyết vượt 300mg/dl, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra nếu nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều, suy nhược, nôn ói, khó thở, đau bụng,... bạn nên nhờ người đưa đến cơ sở y tế gấp. 

Máu của người bị tiểu đường thiên về tính Axit

3.3.2 Nhiễm toan hô hấp 

Nếu phổi không thể loại bỏ kịp thời Carbon Dioxide, pH máu dễ bị giảm nhanh gây hiện tượng nhiễm toan hô hấp. Tình trạng này hay xuất hiện ở bệnh nhân bị phổi mạn tính, bệnh phổi nặng. 

Ngoài ra, bệnh nhân từng phẫu thuật béo phì, dùng thuốc ngủ hoặc thuốc giảm đau Opioid thường xuyên cũng có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng nhiễm toan hô hấp. 

3.3.3. Nhiễm toan chuyển hóa

pH máu giảm ở người mắc bệnh lý về thận, suy thận gọi chung là nhiễm toan chuyển hóa. Hiện tượng này xuất hiện khi chức năng thận suy giảm, không thể loại bỏ Axit khỏi cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng pH trong máu giảm, do Axit trong máu tăng. 

Dấu hiệu thường xuất hiện ở người bị nhiễm toan chuyển hóa là cơ thể suy nhược, ăn không ngon, buồn nôn, nhịp tim nhanh, thở gấp, đau đầu. Bệnh nhân lúc này cần dùng thuốc, lọc máu hoặc ghép thận, tùy mức độ nghiêm trọng. 

3.3.4. Chức năng thận bị ảnh hưởng 

Thận là cơ quan tham gia vào quá trình duy trì trạng thái cân bằng giữa tính Axit và tính Bazơ. Vì thế nếu chức năng thận bị suy giảm, chất kiềm thường khó bị loại bỏ khỏi nước tiểu, chúng có thể xâm nhập ngược trở lại máu. Lúc này, để giảm pH máu, bạn cần áp dụng một vài kỹ thuật điều trị, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. 

3.4. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học dễ khiến pH giảm tạm thời. Trong đó, ăn ít hoặc nhịn ăn là một trong những nguyên nhân làm máu chuyển sang tính Axit. Một số loại thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, cá, sản phẩm từ sữa, ngũ cốc,... dễ gây Axit. 

Để cân bằng lại pH trong cơ thể, bạn hãy tích cực bổ sung thực phẩm mang tính kiềm như rau củ quả. Mặt khác, bạn cần hạn chế ăn kiêng hoặc ăn uống theo những trend thiếu khoa học. 

Bạn nên ưu tiên bổ sung nhiều rau xanh để trung hòa pH trong cơ thể 

Dễ thấy rằng pH máu bị tác động bởi nhiều yếu tố. Chỉ số này có thể xác định cơ thể thiên về tính Axit hay Bazơ. Nếu tình trạng tích tụ Axit kéo dài, bệnh tật nguy hiểm sẽ có điều kiện phát sinh. Do vậy, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, kiểm tra sức khỏe thường xuyên để chủ động phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm, điều trị kịp thời. Nếu băn khoăn chưa biết nên khám sức khỏe ở đâu, bạn có thể lựa chọn thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên lạc theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.