Các tin tức tại MEDlatec
Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm vào dịp Tết
- 17/03/2022 | Nhận biết, xử trí ngộ độc rượu khẩn cấp và cách phòng chống ngộ độc
- 07/10/2022 | Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý bố mẹ cần biết!
- 17/11/2021 | Dấu hiệu đau bụng do ngộ độc thực phẩm khác gì với kiểu đau bụng khác?
1. Ngộ độc thực phẩm là như thế nào?
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi bằng hai cái tên khác là trúng thực hoặc ngộ độc thức ăn. Đây là tình trạng người bệnh gặp phải trong trường hợp tiêu thụ nhầm các loại thức ăn hay nước uống đã bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Hoặc việc sử dụng những loại thực phẩm bị biến chất, bị ôi thiu hay trong thành phần có chứa chất bảo quản, chất phụ gia gây hại,... cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Ăn thực phẩm bị ôi thiu có thể gây ngộ độc
Như vậy, nguyên nhân làm xuất hiện ngộ độc thức ăn trong nhiều trường hợp đến từ chính bản chất nguồn gốc của thực phẩm được người bệnh sử dụng. Nghĩa là, khi chúng chứa sẵn độc tố hoặc bị nhiễm khuẩn, hóa chất, hay khi có sự phát triển của nấm mốc từ thức ăn để lâu bị ôi thiu. Cùng với đó, các bước trong khi sản xuất và chế biến cũng có thể khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn gây bệnh.
Đồng thời, rủi ro bị ngộ độc thực phẩm cũng cao hơn ở các đối tượng như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, chị em phụ nữ đang trong thai kỳ, những người có hệ miễn dịch yếu hay người mắc bệnh mạn tính.
Khi tình trạng này xảy ra, sức khỏe người bệnh sẽ bị tác động tiêu cực. Trường hợp ở mức độ nhẹ thì họ sẽ khỏe lại sau vài ngày điều trị. Song nếu mức độ nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, thậm chí có thể xuất hiện trường hợp bị tử vong khi không được kịp thời phát hiện và điều trị.
2. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Về các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, có thể xuất hiện khoảng vài phút, vài giờ hoặc khoảng từ 1 đến 2 ngày sau khi tiêu thụ thức ăn gây hại. Trong đó, những triệu chứng này sẽ ở mức độ nặng hay nhẹ hay kéo dài trong thời gian bao lâu còn tuỳ vào các yếu tố bao gồm: loại tác nhân gây ra, lượng thực phẩm được sử dụng và hệ miễn dịch của người bệnh.
Cụ thể, bạn cần lưu ý đến những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm có:
-
Đau bụng.
-
Buồn nôn, nôn mửa.
-
Tiêu chảy.
-
Trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện máu.
-
Bị sốt.
-
Chán ăn.
-
Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi.
-
Đau đầu, choáng váng, chóng mặt.
-
Ớn lạnh, rùng mình.
-
Đau khớp và cơ.
Nôn mửa là một dấu hiệu ngộ độc thực phẩm hay gặp cần lưu ý đến
Đặc biệt, nếu ngộ độc thức ăn đã ở tình trạng nặng, bệnh nhân còn có thể có những biểu hiện như:
-
Cảm thấy khát nước nhiều.
-
Môi bị khô, mắt trũng, da nhăn nheo.
-
Mạch nhanh, giọng nói yếu ớt.
-
Tay chân lạnh.
-
Liên tục bị nôn ói.
-
Sốt cao kéo dài.
Khi nhận thấy các triệu chứng ngộ độc thực phẩm báo hiệu tình trạng nặng này, bạn không nên lơ là. Thay vào đó, điều quan trọng nhất cần làm là phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
3. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Có thể thấy, ngộ độc thực phẩm dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe của người bệnh. Không chỉ vậy, nếu tình trạng này không may xảy ra vào một dịp đặc biệt như ngày Tết sẽ khiến cho tâm trạng của cả bệnh nhân và người thân bị ảnh hưởng. Từ đó, khiến cho không khí đoàn tụ vốn đầm ấm trở thành những kỷ niệm không vui mỗi khi nhắc đến.
Do vậy, nên áp dụng một số cách phòng tránh sau đây:
3.1. Cẩn thận khi chọn mua thực phẩm, nhất là với các loại có rủi ro gây ngộ độc cao
Trong quá trình chọn lựa các loại thực phẩm để gia đình tiêu thụ trong dịp Tết, đặc biệt là các loại hải sản, rau và hoa quả tươi,... bạn cần tuyệt đối cẩn thận và lưu ý. Theo đó, nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng kèm với chất lượng đảm bảo. Cụ thể, ví dụ đối với từng loại thực phẩm nhất định như sau:
-
Rau củ quả: chọn loại tươi, còn nguyên, không có tình trạng hư thối hay dập nát.
-
Thịt, cá, tôm: chọn loại tươi, không có mùi lạ, mùi hôi hoặc mùi bị ôi thiu.
-
Thực phẩm đóng hộp hay đóng gói sẵn: chọn sản phẩm rõ ràng về ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, nhà phân phối và thành phần. Tránh chọn loại có phần vỏ bị hư hỏng, biến dạng.
Đồng thời, chỉ mua ở nơi có độ tin cậy cao, tránh các địa điểm không chắc chắn về độ an toàn.
Chọn rau củ quả cần lưu ý về độ tươi ngon
3.2. Biết cách bảo quản đúng các loại thực phẩm
Về việc bảo quản thực phẩm, bạn cũng cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn.
- Nếu có tủ lạnh, bạn thực hiện và ghi nhớ những điều sau:
+ Cất giữ thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản. Khi muốn ăn, thì cần hâm kỹ lại trước khi dùng. Song không được để trong thời gian quá lâu.
+ Nhiệt độ bảo quản phải thích hợp.
+ Áp dụng cách bảo quản phù hợp với mỗi loại thực phẩm riêng: thịt cá tươi thì rửa sạch cất vào ngăn đông; các loại rau củ thì bọc kín trong những túi riêng biệt rồi cất giữ trong ngăn đựng rau củ của tủ lạnh.
+ Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên.
- Trong trường hợp không có tủ lạnh, có thể cho vào túi nilon hoặc hộp sạch, sau đó ngâm vào chậu nước lạnh để bảo quản, nhưng không nên để quá lâu.
3.3. An toàn và cẩn thận trong chế biến
Đối với khâu chế biến thức ăn, cần đảm bảo thực hiện cẩn thận, an toàn. Theo đó, hãy bắt đầu bằng việc sơ chế kỹ càng thực phẩm trước khi chế biến. Song song với đó, cũng cần ăn chín uống sôi, không để thức ăn đã được nấu chín lẫn thức ăn còn sống.
Thức ăn trong ngày Tết nên được chế biến đảm bảo an toàn
3.4. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là một việc làm cần thiết. Muốn như vậy, bạn cần cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay thật sạch trước và sau khi chế biến thức ăn cũng như trước và sau khi dùng bữa.
Đồng thời, các dụng cụ và đồ dùng được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm cũng cần được vệ sinh kỹ.
3.5. Cẩn thận khi đi ăn ngoài
Với cách phòng tránh này, bạn cần lựa chọn ăn uống ở quán ăn hay nhà hàng có sự đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các đối tượng có rủi ro cao bị ngộ độc thức ăn càng cần thận trọng khi đi ăn uống bên ngoài vào dịp Tết hay bất cứ thời điểm nào khác.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Cùng với đó, gợi ý cho bạn một số cách phòng tránh tình trạng này xảy ra trong những ngày Tết sắp đến.
Đối với các trường hợp cần hỗ trợ giải đáp các vấn đề về sức khỏe khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số hotline của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!