Các tin tức tại MEDlatec
Phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp do đâu? Mức độ ảnh hưởng và giải pháp khắc phục
- 01/11/2024 | Đau nhức bắp chân về đêm là mắc bệnh nào, phải làm sao để chữa khỏi?
- 20/11/2024 | Mệt mỏi đau nhức khắp người: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
- 27/05/2025 | Đau nhức khớp tay khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn cho mẹ bầu
1. Lý giải nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp
1.1. Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh
Sau khi sinh, lượng hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ giảm mạnh. Đây là hormone đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương, giúp bảo vệ sụn khớp và giữ cho sự linh hoạt của khớp. Nếu nồng độ estrogen giảm sẽ khiến cho:
- Khả năng tái tạo sụn khớp bị hạn chế.
- Xương dễ bị mất canxi, gây loãng xương và đau khớp.
- Dây chằng, cơ và khớp dễ bị tổn thương, gây cảm giác đau nhức toàn thân.
Đây là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp, nhất là ở vùng lưng, vai và đầu gối.
1.2. Thiếu hụt canxi và vitamin D
Thời kỳ mang thai và cho con bú, cơ thể người phụ nữ cần nhiều canxi và vitamin D hơn bình thường để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và sản xuất sữa mẹ. Nếu sau sinh, khẩu phần ăn của người mẹ không bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cơ thể dễ bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng. Mặt khác, phụ nữ sau sinh thường kiêng cữ nhiều, ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ngoài trời nên tăng nguy cơ thiếu vitamin D.
Chính sự thiếu hụt vi chất này khiến cho mẹ bị đau nhức xương khớp, nhất là khi vận động hoặc ngồi lâu, thường gặp nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Thiếu hụt vitamin D và canxi dễ khiến phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp
1.3. Tăng cân quá mức trong thai kỳ
Nếu trong thời kỳ mang thai phụ nữ bị tăng cân nhiều nhưng không giảm được sau sinh và giữ nguyên trong thời gian dài thì sẽ gây áp lực cho khớp. Đây cũng là lý do phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp, nhất là vùng cổ, thắt lưng, gối và mắt cá chân.
1.4. Ít vận động hoặc sai tư thế
Sau sinh, nhiều mẹ có xu hướng nằm nhiều, ngồi sai tư thế khi bế hoặc cho con bú, không tập thể dục, vận động ít,... Điều này khiến cho khớp bị co cứng, máu lưu thông kém nên dễ gây đau mỏi khớp vai, cổ tay và lưng.
1.5. Căng thẳng và rối loạn giấc ngủ
Chăm sóc em bé sơ sinh khiến phụ nữ thường xuyên mất ngủ, căng thẳng, thậm chí bị stress hoặc trầm cảm sau sinh. Tình trạng này khiến cho hệ thần kinh trải qua thời gian dài chịu căng thẳng, giảm lưu thông máu đến khớp nên phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp toàn thân.
1.6. Bệnh lý xương khớp tiềm ẩn
Một số phụ nữ trước khi mang thai đã có các vấn đề về xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,... Sau sinh, do thay đổi nội tiết, căng thẳng, tăng cân,... những bệnh lý này tiến triển nặng hơn hoặc tái phát mà không được điều trị kịp thời có thể gây đau nhức xương khớp, hạn chế vận động,...
2. Đau nhức xương khớp sau sinh ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống và sức khỏe của người mẹ?
Đau nhức xương khớp sau sinh không chỉ gây khó chịu tạm thời mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ như:
2.1. Giảm chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày
Đau nhức xương khớp khiến phụ nữ sau sinh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động thường nhật như: bế con, cho con bú, làm việc nhà, đi lại, thậm chí ảnh hưởng đến giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến phụ nữ sau sinh mệt mỏi, giảm năng lượng, chậm hồi phục sức khỏe sau sinh.
Đau nhức xương khớp kéo dài khiến quá trình chăm con của người phụ nữ thêm mệt mỏi
2.2. Tăng nguy cơ phát triển bệnh xương khớp mạn tính
Nếu tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh kéo dài mà không được can thiệp phù hợp, có thể tiến triển thành các bệnh mạn tính như: thoái hóa khớp, loãng xương,...
3. Phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp cần làm gì?
Phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp nên chú ý để thực hiện tốt các biện pháp như:
3.1. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Trong chế độ ăn hằng ngày, phụ nữ sau sinh cần tăng bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D như: sữa, cá hồi, trứng, rau xanh, hạnh nhân,... Ngoài ra, các thực phẩm giàu omega-3 và collagen như cá trích, cá ngừ, cá thu,... cũng sẽ giúp giảm viêm khớp, tăng độ đàn hồi cho khớp và sụn.
3.2. Tập luyện nhẹ nhàng
Lựa chọn để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,... sẽ giúp giãn cơ, tăng độ dẻo dai của khớp, cải thiện tâm trạng, tăng lưu thông máu,... Điều này mang lại hiệu quả tốt trong việc khắc phục đau nhức xương khớp sau sinh.
Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp cần chú ý không tập luyện quá sức và khởi động kỹ trước khi tập để tránh chấn thương.
Tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức giúp cải thiện đau nhức xương khớp ở phụ nữ sau sinh
3.3. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và massage nhẹ nhàng
Sau sinh phụ nữ cần có nhiều thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. Vì thế, mẹ cần ngủ đủ giấc, không bế con quá lâu, tránh các tư thế gây áp lực lên cột sống và khớp gối.
Ngoài ra, việc massage nhẹ nhàng tại các vùng đau như lưng, cổ, vai, đầu gối sẽ giúp giảm căng cơ, thư giãn tinh thần và hỗ trợ giảm đau tự nhiên. Mẹ nên tìm đến các chuyên viên massage giàu kinh nghiệm để được thư giãn, hỗ trợ giảm đau nhức đúng cách.
3.4. Thăm khám bác sĩ
Nếu phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến vận động, sưng đỏ khớp,... thì cách tốt nhất là nên khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng nguyên nhân. Việc làm này sẽ giúp mẹ được điều trị hiệu quả và tránh gặp phải biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trường hợp gặp phải dấu hiệu bất thường về xương khớp hoặc sức khỏe sau sinh, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!