Các tin tức tại MEDlatec

Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI được áp dụng trong trường hợp nào?

Ngày 03/05/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thạch Thảo
Ngày nay, với sự phát triển của y học, rất nhiều phương pháp hiện đại được áp dụng trong chẩn đoán, điều trị bệnh. Chụp cộng hưởng từ là phương pháp được đánh giá rất cao và áp dụng khá phổ biến. Vậy các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện MRI trong những trường hợp nào?

1. Phương pháp MRI là gì?

Chắc hẳn khá nhiều người đã từng nghe qua về phương pháp chụp cộng hưởng từ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ MRI là gì?

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến

Để thu được những hình ảnh chi tiết của các bộ phận bên trong cơ thể, người ta dùng sóng radio và lực nam châm mạnh. Sau khi nguyên tử hydro trong cơ thể tác dụng với loại sóng kể trên, một nguồn năng lượng được giải phóng và giúp chuyển hóa hình ảnh cực hiệu quả.

Có thể nói, chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh tiên tiến, hiện đại nhất. Các bác sĩ đánh giá rằng hình ảnh về các bộ phận bên trong cơ thể thu được nhờ MRI khá rõ nét và rõ ràng. Nhờ vậy, họ dễ dàng chẩn đoán, phát hiện các vấn đề mà người bệnh đang phải đối mặt.

So với các phương pháp trước đây, ví dụ như chụp X - quang hoặc siêu âm, rõ ràng chụp cộng hưởng từ đem lại hiệu quả cao hơn. Đó là lý do vì sao trong nhiều trường hợp bác sĩ thường ưu tiên lựa chọn phương pháp trên.

2. Áp dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ trong những trường hợp nào?

Một vấn đề được mọi người quan tâm đó là trong trường hợp nào bệnh nhân cần thực hiện phương pháp MRI?

Như đã phân tích ở trên, chụp cộng hưởng từ được ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt trong việc chẩn đoán tình trạng sức khỏe, theo dõi phản ứng của cơ thể trong quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt, chụp cộng hưởng từ có thể thực hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Bạn hãy tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ nhé!

Phương pháp MRI được áp dụng trong chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau

Hiện nay, phương pháp chụp cộng hưởng từ thường được chỉ định để phát hiện những vấn đề có liên quan trực tiếp tới tim mạch. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu hoặc mắc bệnh tim, các bác sĩ sẽ chỉ định họ đi chụp MRI để chẩn đoán chính xác.

Bên cạnh đó, phương pháp chụp cộng hưởng từ cũng có thể phát hiện những tổn thương mà tình trạng nhồi máu cơ tim gây ra hoặc một số điểm bất thường đối với cấu trúc tim.

Để kịp thời phát hiện những tổn thương ở não hoặc tủy sống của người bệnh, hầu hết các bác sĩ lựa chọn phương pháp chụp cộng hưởng từ. Nhờ đó, họ sẽ nắm được những vấn đề sức khỏe của bệnh nhân, ví dụ như: chấn thương ở não bộ hoặc tủy sống, bệnh ung thư hay đa xơ cứng. Nếu được chẩn đoán sớm, họ sẽ ngăn ngừa được một số biến chứng xấu xảy ra.

Ngoài ra, phương pháp kể trên cũng được áp dụng trong chẩn đoán bệnh về gan, thận, tuyến tụy hoặc tuyến vú đối với nữ giới,…

3. Những ưu điểm nổi bật của phương pháp MRI

Không thể phủ nhận rằng MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cực kỳ hiện đại và sở hữu những ưu điểm nổi trội. Đặc biệt, chúng khá an toàn đối với bệnh nhân, mọi người không cần lo lắng tới một số ảnh hưởng của yếu tố tia xạ gây ra trong quá trình thực hiện.

Hình ảnh thu được từ phương pháp MRI khá rõ nét

Có thể nói, hình ảnh thu được từ phương pháp chụp cộng hưởng từ khá rõ nét và đưa ra những hình ảnh chi tiết hơn so với các hình thức chẩn đoán hình ảnh khác. Đó là lý do vì sao các bác sĩ chỉ định dùng MRI khi kiểm tra các mô mềm trong cơ thể, đánh giá tình trạng một số khối u hoặc theo dõi hình ảnh về mạch máu não.

Nhìn chung, mọi đối tượng đều có thể áp dụng hình thức chẩn đoán hình ảnh trên mà không phải lo lắng về vấn đề an toàn. Ngay cả người lớn tuổi, sức khỏe yếu hoặc trẻ nhỏ cũng hoàn toàn yên tâm khi chụp cộng hưởng từ!

4. Bạn cần lưu ý điều gì khi chụp cộng hưởng từ?

Không phải ai trong chúng ta cũng từng đi chụp cộng hưởng từ, chính vì thế lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn nắm được một số lưu ý dưới đây, bạn sẽ có những chuẩn bị tốt nhất cho buổi kiểm tra.

Bệnh nhân có thể được tiêm thuốc đối quang trước khi chụp MRI

Đầu tiên, trước khi thực hiện phương pháp MRI, mỗi bệnh nhân cần hoàn thành một bảng hỏi sàng lọc để biết bạn có phù hợp với hình thức này hay không? Nếu trong cơ thể bệnh nhân có các thiết bị cấy ghép, có hình xăm hoặc miếng thuốc dán, hãy báo cáo với nhân viên y tế ngay nhé! Nhờ vậy, chúng ta sẽ hạn chế những tổn thương ngoài ý muốn có thể xảy ra khi chụp cộng hưởng từ.

Bên cạnh đó, buồng máy chụp có không gian không quá lớn, mọi người nên chuẩn bị tinh thần khi được đưa vào đây. Nếu bạn là người sợ không gian chật hẹp, cảm thấy ngột ngạt, đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ hoặc người thực hiện.

Trong suốt quá trình chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân hãy để ý tới những biểu hiện của cơ thể. Trong trường hợp có những triệu chứng lạ, cảm giác đau hoặc khó chịu, người bệnh cần thông báo ngay với kỹ thuật viên MRI để được kiểm tra, xử lý. Tình huống này có thể xảy ra khi tiêm thuốc đối quang từ vào trong cơ thể trước khi chụp.

5. Một số điều bệnh nhân nên thực hiện trong quá trình chụp MRI

Để đảm bảo kết quả chụp MRI chính xác nhất, bệnh nhân hãy bỏ hết những trang sức bằng kim loại, đồng hồ hoặc máy móc hỗ trợ ra trước khi bước vào phòng chụp.

Đặc biệt, các bác sĩ luôn khuyên người bệnh nằm trong tư thể thoải mái nhất, hạn chế chuyển động, di chuyển. Điều này giúp cho hình ảnh thu được sắc nét và đảm bảo chính xác cao.

Mọi người nên giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái trước khi chụp MRI

Trong một vài trường hợp, chúng ta sẽ được yêu cầu nín thở một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, các bác sĩ sẽ thao tác nhanh chóng, không gây quá nhiều áp lực với người bệnh.

Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ thường tiến hành gây mê để thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tốt nhất, cha mẹ nên cho bé nhịn ăn trong vòng 6 tiếng đồng hồ trước khi đi chụp. Sau đó, trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại nên chúng ta không cần quá lo lắng.

Thông qua bài viết này, chắc hẳn mọi người đã nắm được những ưu điểm nổi trội của phương pháp chụp cộng hưởng từ. Đặc biệt, chúng ta cũng biết được trường hợp nào nên áp dụng MRI vào chẩn đoán và theo dõi tình hình bệnh. Ngoài ra, bạn đừng quên chuẩn bị thật kỹ trước khi đi chụp cộng hưởng từ nhé!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.