Các tin tức tại MEDlatec

Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh trụ

Ngày 01/09/2023

Key: thần kinh trụ

Tít: Phương pháp phục hồi chức năng dây thần kinh trụ

Khi bị đau dây thần kinh trụ, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Vậy dây thần kinh trụ là gì? Phải làm sao để phục hồi chức năng dây của nó?

1. Triệu chứng đau dây thần kinh trụ

Nhờ có dây thần kinh trụ mà chúng ta có thể gấp cổ tay, nhẹ nhàng khép bàn tay, khép hay dạng các ngón tay, duỗi đốt giữa và đốt cuối các ngón số 4 và ngón số 5, ấp đốt 1 ở ngón số 4 và số 5. Cũng chính vì thế mà đôi tay của con người trở nên linh hoạt hơn, thực hiện mọi thao tác, vận động một cách dễ dàng và nhanh nhẹn.

Đau dây thần kinh trụ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh

Đau thần kinh trụ có thể là do hiện tượng chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay hoặc tại kênh Guyon - chạy dọc mép dưới của bàn tay về phía ngón út, trong đó hội chứng kênh Guyon.

Khi bị đau dây thần kinh trụ, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như sau:

- Bàn tay có biểu hiện “vuốt trụ”: Là tình trạng đốt 1 của ngón 4 và ngón 5 duỗi ra, trong khi đó đốt 2 và đốt 3 gấp lại.

- Khi bị đau dây thần kinh trụ, người bệnh không thể vận động bàn tay và các ngón tay linh hoạt như trước.

- Liệt cơ khép.

- Teo cơ.

- Bệnh nhân không còn cảm giác đau, triệu chứng này biểu hiện rõ ràng nhất ở ngón út.

2. Những nguyên nhân nào gây đau dây thần kinh trụ?

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

- Đối với những trường hợp đau dây thần kinh trụ ở khuỷu tay, nguyên nhân có thể do:

Gãy xương cánh tay gây đau dây thần kinh trụ

+ Các chấn thương gây gãy xương.

+ Tai biến do garo kéo dài hay thực hiện phẫu thuật tại khớp khuỷu tay.

+ Bệnh phong.

- Đối với những trường hợp đau dây thần kinh trụ ở cổ tay, nguyên nhân có thể là do:

+ Người bệnh phải vận động quá nhiều ở vùng cổ tay.

+ Người bệnh gặp phải những chấn thương vùng cổ tay.

+ Bệnh u bao hoạt dịch cổ tay: Bệnh có thể xuất phát từ bao gân, bao khớp và vị trí thường thấy là ở mặt lưng ở cổ tay, mặt lòng cổ tay, bên trụ hoặc bên quay.

3. Phục hồi tổn thương

Tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp để phục hồi tổn thương dây thần kinh trụ một cách nhanh chóng và hiệu quả:

3.1. Phương pháp phục hồi dây thần kinh trụ bị chèn ép ở khuỷu

- Người bệnh cần tránh những động tác vận động trong sinh hoạt và công việc có thể gây chèn ép hoặc kéo căng dây thần kinh trụ.

Cần tránh những động tác gây áp lực lên dây thần kinh trụ

- Bệnh nhân có thể dùng miếng đệm vùng khuỷu tay để tránh khiến cho tình trạng đau thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, cần hạn chế động tác gấp khuỷu quá lâu. Nên dùng nẹp khi ngủ để tránh thực hiện tư thế gập khuỷu tay kéo dài, khiến bệnh ngày càng nặng.

- Nếu sau khoảng 2 đến 3 tháng điều trị bảo tồn bằng những phương pháp nêu trên nhưng không mang lại hiệu quả, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh vẫn gặp nhiều khó khăn và phiền toái, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, nhất là đối với những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn cảm giác liên tục hay gặp phải tình trạng teo hay yếu cơ.

Phương pháp phẫu thuật dây thần kinh trụ thường mang lại hiệu quả cao khi những triệu chứng đau dây thần kinh trụ chưa kéo dài quá lâu (dưới 1 năm) và người bệnh chưa xuất hiện tình trạng teo cơ.

3.2. Phương pháp phục hồi dây thần kinh trụ bị chèn ép ở cổ tay

Những trường hợp đau dây thần kinh trụ do bị chèn ép ở cổ tay thường được điều trị bằng những phương pháp sau:

- Chỉ định sử dụng nẹp hỗ trợ cổ tay.

- Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh những động tác có nguy cơ gây tổn thương lên dây thần kinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

- Nếu triệu chứng đau không thuyên giảm, bác sĩ có thể cân nhắc về phương pháp phẫu thuật cho người bệnh.

- Trường hợp bệnh nhân có u bao hoạt dịch hay mắc hội chứng kênh Guyon chèn ép dẫn đến đau dây thần kinh trụ thì cũng có thể thực hiện điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật.

4. Phương pháp phòng ngừa đau dây thần kinh trụ

Đau dây thần kinh trụ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị bệnh kịp thời có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Để phòng ngừa bệnh, cần thực hiện một số lưu ý sau:

- Hạn chế thực hiện những động tác như gập và duỗi cổ tay hay khuỷu tay quá nhiều.

- Làm việc đúng tư thế, đặc biệt cần tránh gập cong những khớp liên quan đến dây thần kinh trụ trong thời gian dài. Làm việc đúng tư thế cũng là một trong những yếu tố quan trọng để phòng tránh nhiều bệnh lý về xương khớp.

Hạn chế chống cằm để tránh làm tổn thương dây thần kinh trụ

- Khi đi ngủ, nên thực hiện duỗi thẳng khuỷu tay và cần chú ý đến tư thế cổ tay khi ngủ.

- Hạn chế thực hiện động tác chống cằm.

- Nên thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh chẳng hạn như áp dụng chế độ ăn khoa học, bổ sung đa dạng dưỡng chất, hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ hay các loại đồ ăn chế biến sẵn, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, duy trì cân nặng khỏe mạnh, trường hợp bị thừa cân nên áp dụng kế hoạch giảm cân khoa học, không nên hút thuốc lá hay lạm dụng chất kích thích, tránh lao động quá sức,...

- Đối với vận động viên thể thao: Cần được phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích thi đấu. Đối với người bệnh, cần được chẩn đoán sớm những tổn thương và hỗ trợ phục hồi kịp thời để tránh gặp phải những hậu quả nghiêm trọng.

Để tìm hiểu thêm về bệnh đau dây thần kinh trụ hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến Chuyên khoa Thần kinh của Hệ thống Y tế MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Từ khoá: thần kinh trụ

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.