Các tin tức tại MEDlatec
Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?
- 01/10/2019 | Những vấn đề cần quan tâm khi tầm soát ung thư cổ tử cung
- 25/11/2019 | Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đại nhất hiện nay
- 22/11/2019 | Nhất định phải biết về quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung xuất hiện từ những tế bào bất thường tại cổ tử cung - khe nối giữa âm đạo và tử cung. Các tế bào trụ liên kết với nhau tạo thành ống cổ tử cung. Khu vực giao giữa ống và bên trong cổ tử cung được gọi là khu chuyển đổi. Đây chính là nơi có môi trường thuận lợi, tạo điều kiện để các tế bào bất thường dễ sinh sôi, phát triển nhất.
Bình thường bên trong cổ tử cung của phụ nữ sẽ có màu hồng bởi các tế bào đang khỏe mạnh. Khi bị ung thư, cổ tử cung sẽ xuất hiện những vùng màu trắng nhưng mắt thường không thể trông thấy được.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nhiều phụ nữ mắc phải nhất
Có tới 80 - 90% phụ nữ bị ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ ung thư biểu mô tế bào vảy. Phổ biến thứ hai là dạng ung thư tế bào tuyến, chiếm tỉ lệ 10 - 20% ca. Các tế bào bất thường sẽ tiết ra chất nhờn trong ống tử cung, lâu ngày gây nên tình trạng ung thư tế bào tuyến. Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng loại ung thư này đang có chiều hướng gia tăng, và xuất hiện nhiều hơn ở các chị em phụ nữ trẻ tuổi.
Ở Hoa Kỳ - Một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới đang có 13 ngàn phụ nữ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Trong đó 4 ngàn ca đã bị tử vong. Theo một con số thống kê cho thấy, mỗi năm Hoa Kỳ đang giảm 2% tỉ lệ phụ nữ mắc phải căn bệnh quái ác này. Sự suy giảm đó là do việc ứng dụng xét nghiệm Pap (phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung và xét nghiệm virus HPV). Với Pap, các tế bào bất thường trên cơ thể phụ nữ sẽ sớm được phát hiện và điều trị sớm.
Ở Hoa Kỳ, có 13 ngàn phụ nữ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung
Đa số những ca phụ nữ bị ung thư cổ tử cung đều chưa bao giờ làm xét nghiệm PAP cũng như xét nghiệm HPV. Hoặc có trường hợp chưa đi chẩn đoán ung thư bao giờ. Ung thư cổ tử cung xuất hiện nhiều ở phụ nữ độ tuổi trung niên, từ 35 đến 44. Căn bệnh này rất hiếm gặp ở phụ nữ trẻ dưới 20, 15% còn lại gặp ở phụ nữ trên 65 tuổi.
2. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có quan trọng không?
Khi các tế bào bất thường xuất hiện thì ung thư chưa diễn ra luôn. Mà phải mất từ 3 - 7 năm các tế bào ấy mới phát triển thành ung thư.
Vậy nếu tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện được ra những tế bào này sớm. Từ đó sàng lọc trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư thì việc phòng tránh bệnh là hoàn toàn có thể.
Các trường hợp phụ nữ có những thay đổi nguy cơ thấp thường sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra thường xuyên hơn để theo dõi xem các tế bào bất thường ấy có thể trở lại bình thường được không. Còn phụ nữ có những thay đổi nguy cơ cao sẽ có phương pháp điều trị loại bỏ hẳn các tế bào bất thường.
Vậy thì chắc chắn rằng, việc tầm soát ung thư cổ tử cung là vô cùng quan trọng. Hiện nay, đây cũng chính là phương pháp hiệu quả nhất trong việc phòng tránh căn bệnh đáng sợ ở phụ nữ. Nếu có thể chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh, chúng ta sẽ được điều trị kịp thời, không để lại những hậu quả đáng tiếc sau này.
3. Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?
Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được ứng dụng phổ biến nhất là xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV. Cả 2 loại xét nghiệm này đều lấy ra các tế bào ở cổ tử cung, sau đó thực hiện quan sát, chẩn đoán.
Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung đơn giản, nhanh chóng
Quy trình sàng lọc diễn ra nhanh chóng, đơn giản như sau:
-
Người bệnh nằm ngay ngắn trên ghế, hai chân xoạng.
-
Bác sĩ dùng mỏ vịt để mở âm đạo. Đây là thiết bị giúp bác sĩ quan sát rõ hơn về cổ tử cung và phần trên âm đạo.
-
Bác sĩ sẽ sử dụng một số thiết bị để lấy mẫu tế bào ra xét nghiệm. Người ta bảo quản mẫu tế bào này trong ống chứa dung dịch đặc biệt, sau đó gửi tới phòng xét nghiệm.
-
Nếu lựa chọn phương pháp xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem trong mẫu tế bào này có sự xuất hiện của tế bào bất thường nào không. Còn nếu chọn chẩn đoán HPV thì mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự xuất hiện của 13-14 chủng HPV nguy cơ cao không.
Việc lựa chọn phương pháp xét nghiệm nào giữ Pap và HPV còn tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Vì vậy, trước khi quyết định tầm soát ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ cần phải thăm khám bác sĩ và được tư vấn trước.
4. Một số điều phụ nữ cần biết về tầm soát ung thư cổ tử cung
Phụ nữ từ độ tuổi 65 trở đi nếu trước đó không phát hiện ra các tế bào bất thường ở cổ tử cung thì có thể ngừng sàng lọc ung thư. Đồng thời để đảm bảo chắc chắn mình không mắc phải căn bệnh này thì bạn phải có 3 kết quả xét nghiệm âm tính liên tiếp trong vòng 5 - 10 năm gần nhất.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung khá đơn giản
Một số trường hợp phụ nữ đã cắt tử cung thì vẫn có thể sàng lọc ung thư bình thường. Bởi ngay cả khi cổ tử cung đã bị cắt bỏ thì các tế bào này vẫn xuất hiện ở phía trên của âm đạo. Nếu trước đó đã phát hiện ra các tế bào bất thường thì nên tiếp tục sàng lọc trong 20 năm tiếp theo kể từ thời điểm thực hiện phẫu thuật.
Nếu còn thắc mắc về tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào, hãy liên hệ ngay với MEDLATEC để được giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!