Các tin tức tại MEDlatec
Răng sâu còn chân có nhổ được không? Điều trị như thế nào?
Từ khóa: răng sâu còn chân có nhổ được không
Răng sâu còn chân có nhổ được không? Điều trị như thế nào?
Nhiều người lơ là việc chăm sóc và kiểm tra răng thường xuyên dẫn đến tình trạng sâu răng. Sâu răng được chia thành nhiều mức độ, trong đó có tình trạng răng sâu vẫn còn chân răng. Vậy trường hợp răng sâu còn chân có nhổ được không? Nếu không nhổ thì còn biện pháp điều trị nào khác?
1. Răng sâu còn lại chân là như thế nào?
Răng sâu là tình trạng cấu trúc răng không còn nguyên vẹn với sự xuất hiện các lỗ nhỏ hoặc vết đen li ti trên bề mặt. Quá trình răng bị sâu thường diễn ra âm thầm từ các chấm nhỏ cho đến khi hình thành lỗ lớn dần, khi quan sát kỹ sẽ thấy các mảnh vỡ trên răng. Nếu sâu răng không được điều trị sớm sẽ khiến các mảnh vỡ ngày càng nhiều tiếp đến ăn mòn lớp men và ngà răng.
Ở giai đoạn sâu răng nặng, bạn thậm chí có thể quan sát thấy phần chân răng lộ bên dưới. Tình trạng này hay còn được gọi răng sâu còn lại chân, gây cảm giác đau nhức, ảnh hưởng đến ăn uống, phát âm và có thể làm xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Tình trạng răng sâu lộ chân răng
2. Những biến chứng khi răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng
● Ảnh hưởng chức năng nhai: Sâu răng khiến lớp men răng bị bào mòn và mất dần. Từ đó, răng yếu hơn và dễ bị vỡ thành các mảnh nhỏ. Lúc này, răng không thể thực hiện chức năng nhai, nghiền thức ăn gây nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
● Cảm giác đau nhức: Đối với những răng sâu tình trạng nặng sẽ có tình trạng đau nhức tại vùng chân răng, bên trong nướu. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận liên kết với nhiều hệ thần kinh khác, vì thế khi đau do sâu răng có thể đi kèm cảm giác nhức đầu, đau nửa mặt bên răng sâu,...
● Nguyên nhân gây hôi miệng: Khi răng bị sâu thường hình thành các lỗ nhỏ rồi lớn dần, khiến thức ăn bị mắc kẹt ở răng. Từ đó, tạo môi trường để vi khuẩn phát triển gây tình trạng hôi miệng đồng thời khiến tình trạng sâu răng nghiêm trọng hơn.
● Viêm tuỷ: Là biến chứng phổ biến khi bị sâu răng nặng do phần tổn thương ăn sâu dưới nướu và ảnh hưởng trực tiếp đến tủy răng. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến vùng răng sâu bị đau nhức, sưng to do ổ viêm nhiễm hình thành ở tủy.
● Nhiễm trùng vùng chóp: Sau khi hình thành ổ viêm tại tuỷ thì các vi khuẩn bắt đầu lây lan đến vùng chóp răng là điểm cuối của chân răng. Lúc này, chóp răng có thể hình thành ổ áp xe hoặc ổ viêm nhiễm có tỷ lệ lây lan đến các chân răng khỏe mạnh lân cận. Một số trường hợp nhiễm trùng vùng chóp lây lan không thể bảo tồn và ảnh hưởng đến các răng kế cận.
3. Điều trị răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng như thế nào?
Việc điều trị răng hàm sâu bị vỡ còn chân răng thường được nha sĩ đánh giá dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó, 2 trường hợp cơ bản là chân răng có thể bảo tồn hoặc chân răng không bảo tồn được.
3.1. Trường hợp chân răng có thể bảo tồn
Đối với trường hợp răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng nhưng phần chân răng chưa có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng hoặc hình thành ổ viêm nhiễm thì phương án ưu tiên là bảo tồn chân răng và loại bỏ phần hư tổn, phục hồi, thay thế phần răng bị sâu. Một số thao tác cơ bản khi điều trị răng sâu còn chân:
Điều trị bảo tồn chân răng và phục hồi bằng răng sứ, răng giả
● Vệ sinh vùng răng bị sâu để làm sạch thức ăn, cặn bẩn bám trên răng đồng thời loại bỏ những mảnh răng vỡ còn sót lại.
● Xử lý phần lợi dư thừa vùng chân răng và vệ sinh làm sạch chân răng để có thể quan sát chi tiết hơn.
● Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu viêm tủy sẽ tiến hành lấy tủy viêm, vệ sinh và trám ống tủy.
● Về phần răng còn lại, nha sĩ sẽ làm sạch và đánh giá tổ chức răng để tiến hành tái tạo bằng cách trám hoặc sử dụng bọc răng sứ. Điều này sẽ giúp bảo vệ phần răng cũng như tái tạo chức năng nhai, thẩm mỹ cho bệnh nhân sâu răng.
Ngoài ra, một số trường hợp chân răng bị tổn thương 1 phần thì để tránh lây lan viêm nhiễm thì nha sĩ có thể loại bỏ phần này và giữ lại phần chân răng bình thường để làm khung gắn răng sứ.
3.2. Trường hợp không thể bảo tồn chân răng
Khi răng bị sâu ở mức độ nặng khiến cho chân răng bị viêm nhiễm, mất chức năng giữ răng thì phương án ưu tiên thường là loại bỏ toàn bộ chân răng. Đối với tình trạng này, nha sĩ sẽ nạo vùng viêm nhiễm và làm sạch ổ răng sau khi nhổ răng bị sâu và chân răng. Để hồi phục thẩm mỹ và chức năng đối với trường hợp không thể bảo tồn chân răng, bác sĩ thường chỉ định trồng răng giả.
Loại bỏ hoàn toàn chân răng đối với ổ viêm nặng hoặc tỷ lệ lây lan cao
4. Răng sâu còn chân có nhổ được không?
Sâu răng còn chân là tình trạng khá phổ biến vì thế thắc mắc răng sâu còn chân có nhổ được không chắc hẳn cũng không còn xa lạ. Đối với phương án có nhổ hay không thường phụ thuộc vào kết quả đánh giá tình trạng răng sâu, chân răng và mức độ ảnh hưởng đến răng khác.
Chân răng tự nhiên có vai trò quan trọng để đảm bảo hoạt động chức năng của răng. Vì thế, đối với trường hợp sâu răng phương án bảo tồn luôn được ưu tiên để giữ lại chân răng và tái tạo răng sứ, răng giả. Tuy nhiên, đối với trường hợp viêm nhiễm nặng thì bắt buộc phải nhổ toàn bộ hoặc một phần để loại bỏ phần tổn thương và bảo vệ các răng xung quanh, tránh nhiễm trùng.
Răng sâu còn chân có nhổ được không là thắc mắc thường thấy
5. Cách phòng chống sâu răng
● Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau khi ăn. Đồng thời kết hợp với chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch kẽ răng.
● Thay đổi thói quen ăn uống với chế độ ăn hạn chế đồ ngọt như bánh, kẹo, nước có ga,... vì các thực phẩm này tạo điều kiện để vi khuẩn sinh axit làm hư tổn men răng dễ gây sâu răng. Thay vào đó, nên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho răng như trà, cà phê không đường, kẹo cao su, các loại trái cây, rau củ quả tươi có tác dụng tăng tiết nước bọt để lấy đi thức ăn thừa bám trên răng.
● Sử dụng sản phẩm răng miệng có khả năng bảo vệ răng bên cạnh việc làm sạch như nước súc miệng, kem đánh răng có chứa flour để hạn chế nguy cơ sâu răng.
● Thường xuyên kiểm tra răng miệng định kỳ là thói quen quan trọng hàng đầu trong việc phòng chống sâu răng. Đối với nhóm người có răng khỏe mạnh nên kiểm tra ít nhất 6 tháng/lần kết hợp lấy vôi răng và vệ sinh chuyên sâu tại nha khoa. Trường hợp có tiền sử sâu răng hoặc nguy cơ sâu răng cao nên đến nha sĩ 3 tháng/lần để kiểm tra thường xuyên và phát hiện sớm nếu có sâu răng.
Kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện sớm sâu răng
Chắc hẳn những thông tin chi tiết trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Răng sâu còn chân có nhổ được không?” Đừng quên thường xuyên kiểm tra răng miệng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng sâu răng nhé. Nếu bạn chưa tìm được phòng khám uy tín thì có thể lựa chọn Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL trực thuộc Hệ thống Y Tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 4000 66 của MEDDENTAL để được tư vấn thêm.
BS Vân đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!