Các tin tức tại MEDlatec
SGOT trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này thay đổi là do đâu?
- 17/10/2022 | Chỉ số xét nghiệm gan nói lên điều gì? Nên thực hiện ở đâu uy tín?
- 02/03/2023 | Chỉ số xét nghiệm gan bình thường là bao nhiêu?
- 31/01/2023 | Giải thích các chỉ số xét nghiệm gan và các lưu ý khi làm xét nghiệm này
1. Chỉ số SGOT trong xét nghiệm máu là gì?
Gan có chức năng rất quan trọng đó là loại bỏ những chất độc hại ra ngoài cơ thể, sản xuất dịch mật hỗ trợ quá trình tiêu hóa và sản xuất một số loại protein cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
SGOT tăng có thể do bệnh về gan
Trong số những chỉ số xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan, có chỉ số SGOT. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ “chỉ số SGOT trong xét nghiệm máu là gì”.
Enzyme SGOT còn được gọi là AST được sản xuất từ nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, não, cơ tim, cơ bắp, trong đó, gan và thận là nơi sản xuất chính. Khi một hoặc nhiều cơ quan này bị tổn thương thì hàm lượng SGOT trong máu sẽ tăng lên bất thường.
1.1. Chỉ số SGOT bao nhiêu là bình thường?
- Nam giới: SGOT < 50 U/L.
- Nữ giới: SGOT < 35 U/L.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: SGOT < 61 U/L.
Khoảng tham chiếu có thể thay đổi tùy thời điểm, tuổi, giới tính, máy chạy xét nghiệm và thường được ghi bên cạnh kết quả xét nghiệm
1.2. Nguyên nhân làm tăng chỉ số SGOT?
- Nồng độ SGOT tăng nhẹ: Có thể do một số nguyên nhân như xơ gan, viêm gan cấp do virus, viêm gan mạn tính, một số khối u di căn đến gan,... Do những tổn thương này chưa lan rộng nên nồng độ chỉ mới tăng nhẹ. Ngoài ra, tăng SGOT còn có thể là dấu hiệu của một số chấn thương hoặc do những cơn đau tim gây ra.
- Chỉ số SGOT tăng vừa: Là những trường hợp tăng 2 đến 8 lần so với chỉ số bình thường. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị viêm gan vì lạm dụng bia rượu.
- Chỉ số SGOT tăng cao có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
+ Do bệnh nhân bị mắc bệnh viêm gan A, viêm gan B hay viêm gan C: Ngoài kết quả xét nghiệm bất thường, bệnh nhân còn xuất hiện những triệu chứng như mệt mỏi, vàng da, đau bụng, nước tiểu có màu đậm hơn bình thường,...
+ Viêm gan do nghiện bia rượu: Kết quả chỉ số SGOT càng cao thì tình trạng tổn thương gan càng nghiêm trọng.
+ Viêm gan tự miễn: Khi hệ miễn dịch nhầm lẫn những tế bào gan là các tác nhân lạ nên đã tấn công và khiến gan bị tổn thương, đó cũng chính là lý do khiến cho SGOT tăng cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi, phù nề, đau cơ và biếng ăn.
Nghiện bia rượu cũng có thể là nguyên nhân khiến SGOT tăng
+ Bệnh đường mật cũng là nguyên nhân khiến chỉ số SGOT tăng cao, chẳng hạn như sỏi mật, viêm túi mật, giun chui ống mật,...
+ Do một số bệnh lý khác như gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh viêm gan mạn tính, ung thư gan,...
+ Do thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau hay các loại thuốc trị bệnh khác có thể làm tăng men gan nếu bạn sử dụng quá nhiều.
+ Một số nguyên nhân làm tăng chỉ số SGOT trong máu nhưng không liên quan đến gan như vận động mạnh, đau tim, sốt rét, chấn thương cơ, viêm tụy cấp,...
2. Khi nào thì nên thực hiện xét nghiệm SGOT?
Không chỉ thắc mắc về chỉ số SGOT trong xét nghiệm máu là gì, một vấn đề liên quan cũng được nhiều người quan tâm đó là khi nào cần thực hiện xét nghiệm SGOT. Dưới đây là những trường hợp thường được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này:
- Những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ bệnh gan:
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm SGOT nếu cơ thể bạn xuất hiện một số triệu chứng bất thường như sau:
+ Hay mệt mỏi dù không phải lao động nặng.
+ Chán ăn.
+ Suy nhược.
+ Vàng da, vàng mắt.
Bạn nên đi thăm khám và xét nghiệm nếu có biểu hiện bất thường.
+ Nước tiểu đậm màu bất thường
+ Da thường xuyên bị mẩn ngứa.
+ Phù nề bàn chân hay mắt cá chân.
+ Chướng bụng;
- Những trường hợp có yếu tố dễ gây tổn thương gan:
+ Người bị béo phì.
+ Các trường hợp mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, nhất là bệnh nhân bị tiểu đường.
+ Người bệnh bị nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B.
+ Người nghiện bia rượu.
+ Một số bệnh nhân đang dùng các loại thuốc điều trị có nguy cơ gây tổn thương gan.
+ Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không phải do rượu.
- Những trường hợp cần chẩn đoán bệnh lý và theo dõi quá trình điều trị bệnh
Nếu bạn mắc phải các bệnh về gan mật, bị tổn thương xương hoặc bị nhồi máu cơ tim, các bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm này để theo dõi tiến triển của bệnh. Kết quả xét nghiệm là căn cứ quan trọng để điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết, giúp cải thiện sức khỏe người bệnh.
3. Địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm SGOT
Người bệnh không những cần hiểu rõ chỉ số SGOT trong xét nghiệm máu là gì mà còn cần tìm hiểu thêm về một số loại xét nghiệm liên quan khác. Nguyên nhân là vì nếu chỉ thực hiện xét nghiệm này sẽ chưa thể đánh giá đầy đủ về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh nên tìm địa chỉ y tế uy tín để nhận được kết quả xét nghiệm chính xác nhất cũng như những chỉ định quan trọng và cần thiết từ bác sĩ.
MEDLATEC được đầu tư nhiều máy xét nghiệm hiện đại
Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ xét nghiệm SGOT thì Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ là một gợi ý hữu ích dành cho bạn. MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Đặc biệt là Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đã đạt 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP.
Ngoài các dịch vụ xét nghiệm trực tiếp tại viện, MEDLATEC còn cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi rất thuận tiện với mức phí hợp lý. Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi về tận nhà hoặc qua địa chỉ email của khách hàng. Như vậy, khách hàng có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian thăm khám mà vẫn có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.
Mọi thông tin chi tiết hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!