Các tin tức tại MEDlatec
Siro trị viêm amidan cho trẻ có hiệu quả không?
- 30/03/2022 | Viêm amidan có lây không - những lý giải cặn kẽ
- 17/06/2024 | Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không, làm sao để hiệu nhận biết bệnh?
- 25/06/2024 | Dấu hiệu viêm amidan và cách điều trị bệnh
- 05/07/2024 | Nguyên nhân viêm amidan mạn tính và phương pháp điều trị bệnh
1. Vì sao viêm amidan dễ xảy ra ở trẻ? Bệnh có triệu chứng như thế nào?
Amidan nằm sâu trong họng và có chức năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus gây bệnh qua đường miệng. Tuy nhiên, trong những trường hợp vi khuẩn và virus tấn công với số lượng lớn thì amidan sẽ khó có thể chống lại được và dẫn đến viêm nhiễm. Bệnh viêm amidan có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và còn yếu.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm amidan
Khi bị viêm, amidan có biểu hiện sưng và đỏ, nổi hạch bạch huyết và lúc này trẻ có thể bị sốt nhẹ. Bệnh có thể chia thành 2 loại với những triệu chứng đặc trưng như sau:
- Viêm amidan cấp tính: Ở những trường hợp này, trẻ có thể bị sốt đột ngột từ 38 đến 39,5 độ C. Bên cạnh đó là những biểu hiện kèm theo như đau nhức đầu, rét run người, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, đau rát họng, nuốt nghẹn, miệng khô, viêm mũi, ngủ ngáy, thở khò khè, tiểu ít,...
- Viêm amidan mạn tính: Khi bị viêm amidan mạn tính, trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt, ho kéo dài và theo từng cơn, khó nuốt, đau rát họng, ngủ ngáy, hơi thở hôi,...
2. Siro trị viêm amidan cho trẻ có hiệu quả không?
Hiện nay, một số bậc cha mẹ sử dụng siro trị viêm họng để khắc phục tình trạng viêm amidan cho trẻ. Vậy có nên sử dụng phương pháp này không, dùng siro trị viêm amidan cho trẻ có hiệu quả như mong đợi hay không?
Thực tế, viêm amidan và viêm họng là 2 bệnh khác nhau. Nếu nhầm lẫn và điều trị bệnh sai cách có thể khiến cho bệnh biến chuyển nhanh hơn và gây ra những biến chứng khôn lường.
Không nên tự ý dùng siro trị viêm amidan cho trẻ
Có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của 2 bệnh lý này như sau:
- Viêm amidan: Mức độ nghiêm trọng hơn so với viêm họng và có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Những biến chứng của viêm amidan thường không xảy ra trực tiếp mà thường gây biến chứng gián tiếp thông qua tình trạng amidan quá phát, viêm amidan hốc mủ, amidan xơ teo. Tình trạng viêm amidan thường liên quan đến một số bệnh lý như viêm xoang, viêm tai,... và có thể xảy ra biến chứng tại chỗ, biến chứng vùng lân cận và biến chứng toàn thân.
- Viêm họng: Thường tiến triển chậm và điều trị cũng dễ dàng hơn so với viêm amidan. Nếu không được điều trị sớm, bệnh viêm họng có thể gây biến chứng trực tiếp và nguy hiểm hơn nhiều so với viêm amidan.
3. Điều trị viêm amidan bằng cách nào?
Có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị viêm amidan. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
- Điều trị không dùng thuốc:
Cha mẹ nên cẩn trọng khi trẻ bị sốt
+ Nếu trẻ bị sốt: Cha mẹ có thể hạ sốt cho còn bằng những cách như sau:
- Chườm khăn ấm lên trán, lau khăn ấm lên vùng cổ và 2 bên nách của trẻ để giúp con hạ sốt. Lưu ý dùng khăn sạch và thực hiện nhúng khăn vào nước ấm, rồi lau thường xuyên cho trẻ.
- Cho trẻ mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát với những chất liệu thấm hút mồ hôi. Đây là cách giúp cơ thể tỏa nhiệt hiệu quả và giúp trẻ dễ chịu hơn khi nghỉ ngơi.
+ Khi trẻ bị viêm amidan, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, nhất là một số loại thực phẩm có chứa nhiều đạm, vitamin C và chất xơ,...
+ Không nên cho trẻ tiếp xúc với không khí lạnh và không nên lạm dụng điều hòa nhiệt độ.
+ Súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày cũng là cách giúp trẻ khắc phục hiệu quả những triệu chứng viêm amidan. Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần theo dõi quá trình súc miệng của con và hướng dẫn cho con từng chi tiết cụ thể để hạn chế nguy cơ bị sặc.
+ Giảm ho cho trẻ bằng mật ong và chanh tươi: Mật ong có tác tính bình, vị ngọt, giải độc và trị ho khan rất hiệu quả. Trong khi đó, chanh tươi lại có chứa nhiều vitamin và acid citric giúp giảm đau rát họng, làm sạch cổ họng. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau có thể giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Điều trị bằng thuốc: Trong những trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị cho trẻ. Một số loại thuốc điều trị bệnh phổ biến bao gồm:
+ Thuốc giảm đau hạ sốt: Thường được sử dụng với những trường hợp sốt cao. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế nguy cơ rủi ro không đáng có do sử dụng thuốc sai cách.
+ Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được bác sĩ kê đơn nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc, ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn cũng không nên tự ý ngừng dùng thuốc cho trẻ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa,...
+ Ngoài các loại thuốc nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc giảm ho, thuốc chống viêm corticoid, thuốc kháng histamin…
Các bà mẹ tuyệt đối không tự ý mua và cho con dùng thuốc để tránh những khiến bệnh nghiêm trọng hơn và những biến chứng nguy hiểm. Tùy theo thể trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho các con. Các bậc cha mẹ nên tuân thủ đúng theo những gì bác sĩ đã hướng dẫn.
Cha mẹ nên đưa con đi khám sớm khi trẻ có biểu hiện bất thường
Để phòng tránh nguy cơ bị viêm viêm amidan cha mẹ nên đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, nâng cao thể trạng sức khỏe của trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất, khuyến khích trẻ tập luyện để tăng cường sức đề kháng, tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “Siro trị viêm amidan cho trẻ có hiệu quả không”. Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là không nên cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm cho trẻ, mời các bậc cha mẹ liên hệ đến Chuyên khoa Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC thông qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!