Các tin tức tại MEDlatec
Tại sao bạn không nên chủ quan với bệnh á sừng?
- 06/01/2021 | Bệnh vảy nến là gì - Cẩm nang những thông tin cần biết
- 16/02/2021 | Dấu hiệu của bệnh vảy nến - Cẩm nang những điều cần biết
- 18/01/2021 | Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiện nay
1. Bệnh á sừng là gì?
Chắc hẳn nhiều bạn còn chưa nắm rõ về căn bệnh viêm da cơ địa kể trên, bệnh á sừng còn được biết tới với tên gọi khoa học là Dermatitis Plantaris Sicca. Khi mắc bệnh, da sẽ bị khô, nứt nẻ và bong tróc, nhất là khu vực lòng bàn tay, bàn chân. Căn bệnh ngoài da này khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn.
Một trong những bệnh viêm da cơ địa thường gặp đó là á sừng
Vậy tình trạng hóa sừng thường xảy ra ở những vùng da nào trên cơ thể? Trên thực tế, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, trong đó tay, chân và đầu là vùng dễ bị bệnh nhất.
Á sừng ở chân xảy ra do chúng ta thường xuyên đi giày, da chân bị cọ xát và chịu nhiều tổn thương. Gót chân là vùng da có nguy cơ bị á sừng cao nhất. Tốt nhất, mọi người nên quan tâm tới việc chăm sóc gót chân sau mỗi ngày làm việc.
Bên cạnh đó, á sừng có thể xuất hiện ở tay, bởi vì đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố xung quanh môi trường. Nếu bạn liên tục tiếp xúc với các chất độc hại, bệnh á sừng có thể xuất hiện và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
2. Nguyên nhân chính gây bệnh á sừng
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm khi tìm hiểu về á sừng đó là những nguyên nhân gây bệnh. Nắm được điều này, bạn có thể chủ động bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Trên thực tế, các bác sĩ vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân nào gây bệnh, tuy nhiên, chúng ta đã phát hiện ra một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng.
Sử dụng nhiều chất tẩy rửa là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh á sừng
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Đặc biệt là các chất tẩy rửa sử dụng trong sinh hoạt là nguyên nhân chính gây bệnh, ví dụ như: nước rửa bát hoặc nước tẩy quần áo,…
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại hóa chất kể trên có khả năng phá hủy làn da, gây bong tróc và sừng hóa. Tốt nhất mọi người nên sử dụng găng tay bảo vệ da mỗi khi sử dụng, tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa trên.
Điều kiện thời tiết cũng là một yếu tố gia tăng nguy cơ mắc á sừng mọi người nên chú ý. Như bạn đã biết, mùa đông là thời điểm vàng để bệnh á sừng phát triển. Nguyên nhân chính là do điều kiện độ ẩm thấp và không khí khá khô hanh, do đó tỷ lệ người mắc bệnh trong thời điểm này tăng khá cao.
Ngoài ra, á sừng có thể phát triển do yếu tố di truyền hoặc bệnh nhân ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên chú ý tới những yếu tố kể trên.
3. Triệu chứng thường gặp của bệnh á sừng
Vậy chúng ta phát hiện bệnh á sừng dựa vào những triệu chứng như thế nào? Biểu hiện đặc trưng nhất đó là vùng da của bệnh nhân trở nên khô ráp, bong tróc và nứt nẻ. Nhiều bệnh nhân đối mặt với tình trạng da sưng tấy, đau rát và có nguy cơ chảy máu rất cao.
Bệnh á sừng có thể khiến bàn chân khô ráp, nứt nẻ
Đặc biệt, á sừng khiến bạn cảm thấy vùng da bị tổn thương trở nên căng hơn, đau rát và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, chúng ta có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, đây chính là nguyên nhân khiến bạn không thể dừng gãi ngứa và làm cho tổn thương trên da trở nên tồi tệ hơn.
Thậm chí, nhiều người bệnh đối mặt với tình trạng da bong tróc liên tục, làn da ngày một mỏng hơn. Nếu vùng da ở đầu ngón tay, ngón chân bị á sừng, bạn phải đối mặt với nguy cơ mất đi dấu vân tay, vân chân. Đó là lý do vì sao khi phát hiện mắc bệnh á sừng, chúng ta nên điều trị càng sớm càng tốt.
Đây là những triệu chứng thường gặp khi bạn mắc á sừng, tùy vào điều kiện thời tiết và tình trạng bệnh, các dấu hiệu có thể nhẹ hoặc ở mức độ nghiêm trọng hơn nhiều.
4. Bệnh á sừng có nguy cơ lây lan hay không?
Đa phần các bệnh viêm cơ địa có nguy cơ lây lan với tốc độ nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân. Liệu á sừng có phải căn bệnh có khả năng lây lan cho mọi người xung quanh hay không?
Đây không phải căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao
Các bác sĩ da liễu cho biết căn bệnh viêm da cơ địa này ít có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác. Chính vì thế chúng ta không cần quá lo lắng khi tiếp xúc hoặc sinh hoạt gần với người bệnh. Tốt nhất, mọi người không nên kì thị, xa lạ họ, vốn bệnh nhân á sừng đã mang tâm lý tự ti, ngại ngùng.
Đối với người mắc bệnh á sừng, bạn tuyệt đối không tỏ qua chủ quan trước bất cứ triệu chứng nào. Để ngăn ngừa nguy cơ bệnh phát triển, chúng ta hãy tích cực điều trị, theo dõi những diễn biến của bệnh nhé!
5. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh á sừng
Nếu người bệnh chủ quan, bỏ qua việc điều trị, họ sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới ngoại hình, làn da và cả sức khỏe.
Đầu tiên, bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử da nếu không kịp thời điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì khi mắc bệnh, chúng ta luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, liên tục gãi. Hành động này là nguyên nhân khiến làn da tổn thương cực kỳ nghiêm trọng, các loại vi khuẩn nhân cơ hội này sẽ tấn công và gây hoại tử da.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng máu khi họ không tập trung điều trị bệnh từ sớm. Cụ thể, khi làn da bị viêm, các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các mạch máu, gây ra những tổn thương cực kỳ nghiêm trọng. Thậm chí, nhiều người mắc bệnh á sừng phải chịu biến chứng liên quan tới tim mạch, tủy xương hoặc bại liệt,…
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng máu
Hy vọng rằng qua bài viết này, chúng ta đã nắm được những triệu chứng thường gặp của bệnh á sừng, có biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh. Ngay khi phát hiện, bạn hãy tới cơ sở y tế và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tốt nhất chúng ta không nên chủ quan, lơ là trước căn bệnh trên.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!