Các tin tức tại MEDlatec
Tại sao tình trạng béo phì ở trẻ mầm non lại trở nên phổ biến?
- 27/05/2021 | Điểm danh những tác hại của béo phì đối với sức khỏe
- 31/05/2021 | Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch do béo phì
- 13/03/2021 | Lý do nào trẻ béo phì có nguy cơ dậy thì sớm
1. Thế nào là béo phì?
Là tình trạng chất béo trong cơ thể bị dư thừa, không chuyển hóa hết thành năng lượng mà tích lũy dưới dạng mỡ thừa tại một số bộ phận (bụng, bắp đùi, bắp tay,…) hoặc toàn bộ cơ thể. Với trẻ độ tuổi mầm non, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tâm lý và khả năng phát triển thể chất của các bé.
Để xác định thể chất của trẻ hiện có đang nằm trong mức béo phì hoặc thừa cân hay không, bạn có thể dựa vào cách tính khối lượng cơ thể BMI với công thức như sau:
BMI = cân nặng/chiều cao2 (Đơn vị: kg/m2)
Biểu đồ tăng trưởng giúp bạn có thể theo dõi sự phát triển của bé qua mỗi độ tuổi
2. Nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ mầm non ?
Các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ có thể đến từ các tác động từ bên ngoài, hay một số ảnh hưởng sinh lý hoặc bệnh lý từ bên trong như:
Yếu tố từ bên ngoài
-
Dinh dưỡng: bố mẹ cho chiều theo sở thích của trẻ, thường xuyên cho ăn các thức ăn có nhiều đường và chất béo (như bánh kẹo, gà rán, xúc xích, kem tươi,...) hoặc thậm chí dùng các món ăn chế biến sẵn cho bữa ăn chính để tiện lợi hơn, mà không biết rằng sẽ gây ảnh hưởng cho trẻ.
-
Lười vận động: làm dụng các thiết bị điện tử để giải trí (tivi, điện thoại, máy chơi game,…) đồng thời sử dụng nhiều các món ăn vặt khiến lượng mỡ tích tụ ngày một nhiều hơn.
-
Thiếu kiến thức: nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ rằng các bé càng mập mạp, bụ bẫm càng khỏe mạnh, nhưng lại không cung cấp dinh dưỡng một cách hợp lý và cân đối.
Thức ăn giàu đường và chất béo là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra béo phì ở trẻ mầm non
Yếu tố từ bên trong
-
Di truyền: đây cũng là một vấn đề về cơ địa mà phụ huynh nên chú ý cho trẻ. Nếu bản thân bố, mẹ hoặc người trong gia đình có quan hệ gần mang thể chất dễ tăng cân, thừa cân thì bé cũng sẽ dễ bị béo phì hơn.
-
Một số hội chứng khiến trẻ bị rối loạn ăn uống như hội chứng thèm ăn, hội chứng Pica,… Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, tâm lý không ổn định cũng sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn bình thường.
-
Tác dụng phụ của thuốc: trẻ điều trị với Corticoid trong thời gian dài (với bệnh hen phế quản, hội chứng thận hư,…) có thể gây phù, dễ hiểu lầm là béo phì.
-
Lưu ý với một số bệnh lý cần phân biệt với tình trạng béo phì ở trẻ mầm non như hội chứng Cursing, viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, suy dinh dưỡng thể phù,…
3. Những hệ lụy của tình trạng béo phì ở trẻ mầm non
Thừa cân hay béo phì đều có thể gây tác hại lớn đến các hoạt động bình thường hằng ngày của trẻ, cũng như sự trao đổi chất và phát triển mà cụ thể như sau:
-
Xương khớp: trọng lượng cơ thể lớn gây tác động đến hệ xương khớp của trẻ, khiến quá trình phát triển chiều cao chịu ảnh hưởng nặng nề, khiến chúng kém rắn chắc và dễ hình thành các biểu hiện dị tật. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về xương khớp (bệnh Blount, Gout,…).
-
Tâm lý: trẻ dễ mang tâm lý tự ti, xấu hổ nếu gặp phải các nhận xét tiêu cực về ngoại hình từ bạn bè hay người thân, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ sau này.
-
Chức năng sinh sản: nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến nhiều hệ lụy như dậy thì sớm, hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ, hiện tượng yếu sinh lý nam,... Ngoài ra, trẻ cũng dễ mắc một số bệnh lý liên quan đến hệ nội tiết như tiền đái tháo đường, cường Androgen,…
-
Tim mạch: béo phì ở trẻ mầm non cũng có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch, những bệnh lý tưởng chừng như chỉ gặp ở người lớn như tăng huyết áp, rối loạn đường huyết, mỡ máu, xơ vữa động mạch,…
-
Một số hệ lụy khác: trẻ bị thừa cân, béo phì thường dễ gặp tình trạng khó thở khi ngủ, ngủ không sâu giấc, khiến trẻ dễ bị suy giảm trí nhớ, không thể tập trung vào việc ghi nhớ và học tập.
Nên tập cho trẻ thói quen ăn các loại rau củ ngay từ sớm, giúp trẻ bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, không bị lệ thuộc nhiều vào các món ăn vặt
4. Cách đối phó và ngăn ngừa béo phì ở trẻ mầm non
-
Trẻ chưa cai sữa cần được bú sữa mẹ mỗi ngày, xen kẽ với các bữa ăn dặm lỏng nhẹ nhưng đầy đủ dinh dưỡng theo ô vuông thức ăn (protid, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng).
-
Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý, hạn chế cho trẻ sử dụng các món ăn chứa nhiều chất béo, tinh bột và đường như các loại thức ăn nhanh (khoai tây chiên, gà rán, bánh kẹp,…), các loại snack, bánh kẹo, nước ngọt có gas, bột chiên,…
-
Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây,… trong các bữa ăn hằng ngày của trẻ giúp bổ sung nhiều vi chất có lợi cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ cho hệ miễn dịch chống lại các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và gây hại.
-
Giúp trẻ thoát khỏi các thiết bị giải trí, các trò chơi điện tử bằng cách đưa trẻ tham gia nhiều các hoạt động ngoài trời như ở các khu vui chơi, một số môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, trượt ván, bóng đá,… giúp trẻ rèn luyện cơ thể, tăng cường thêm khả năng trao đổi chất, ngăn ngừa sự tích lũy của chất béo dư thừa.
Các hoạt động ngoài trời vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa giúp gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
Béo phì ở trẻ mầm non hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu phụ huynh thường xuyên quan tâm, lưu ý đến chế độ ăn uống và vận động của trẻ. Ngoài ra, nên đưa các bé khám sức khỏe tổng quát tối thiểu 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa điểm uy tín, đáng tin cậy, giúp các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bé. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua đường dây nóng 1900.56.56.56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!